Đó là kết quả kiểm nghiệm của Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên khi tiến hành lấy mẫu và phân tích để giám sát các sản phẩm muối và bột canh trên địa bàn.
Theo biên bản giám sát của Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên: Đơn vị đã tiến hành lấy 11 mẫu muối và bột canh được bày bán trên địa bàn huyện Điện Biên và TP.Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Kỳ III: Bán muối "dởm" cho người nghèo là tội ác không thể dung tha
Như thông tin chúng tôi phản ánh ở các bài viết trước gồm: “Điện Biên: Bất ngờ hộ nghèo được cấp muối “dởm” không có hàm lượng i-ốt” (http://khoe365.net.vn/dien-bien-bat-ngo-ho-ngheo-duoc-cap-muoi-dom-khong-co-ham-luong-i-ot-57935.htm); Phản hồi của chính quyền về việc hộ nghèo phải sử dụng muối "dởm" không có i ốt ở Điện Biên (http://doisongphapluat.com.vn/xa-hoi/phan-hoi-cua-chinh-quyen-ve-viec-ho-ngheo-phai-su-dung-muoi-dom-khong-co-i-ot-o-dien-bien-a264660.html) về chất lượng muối, bột canh i-ốt, cung cấp cho các hộ nghèo của tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không có hoặc thiếu hàm lượng i-ốt và bài “Bán muối “dởm” cho người nghèo là tội ác không thể dung tha (http://khoe365.net.vn/vach-mat-doanh-nghiep-an-ban-ca-hat-muoi-cua-nguoi-ngheo-o-dien-bien-58475.htm?fbclid=IwAR13bFec-NWlt0).
Sau đó, tỉnh Điện Biên thực hiện giám sát việc cung cấp muối trên địa bàn toàn tỉnh thì phát hiện rất nhiều bất ngờ.
Theo ông Phạm Đình Lai Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên thì, sau khi tiến hành lấy mẫu đơn vị đã đưa đi phân tích về chỉ tiêu các hàm lượng vi chất như: Hàm lượng ion Canxi; hàm lượng ion Sunphat và hàm lượng i-ot quy đổi ra KiO3 trong sản phẩm. Kết quả phân tích từ các mẫu được lấy, cho thấy: Hàm lượng ion Canxi; hàm lượng ion Sunphat thì đúng với công bố chất lượng được nhà sản xuất in trên bao bì của sản phẩm.
Bột canh mua ở siêu thị |
Tuy nhiên, trong 11 mẫu muối và bột canh được lấy mẫu và phân tích trong đợt giám sát này thì chỉ có 3 sản phẩn có hàm lượng i-ốt theo đúng quy chuẩn công bố được in trên bao bì; có 8/11 mẫu không đạt theo quy chuẩn công bố được in trên bao bì sản phẩm. Trong đó, có 3 mẫu không phát hiện ra hàm lượng i-ốt bao gồm các sản phẩm là: Bột canh cao cấp Hà Nội; bột canh i-ốt Hải Châu và bột canh Hà Nội mới và 5 sản phẩm có hàm lượng i-ốt thấp hơn theo quy chuẩn công bố được in trên bao bì là “sản phẩm muối sấy vifoa của Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam; sản phẩm muối sạch của Công ty cổ phần TP dinh dưỡng Hà Nội; sản phẩm muối to của doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Văn Tuyên; sản phẩm muối i-ốt của Xí nghiệp muối Vĩnh Ngọc – Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu muối, bột canh |
Trao đổi với ông Phạm Đình Lai, PV được biết: Sau khi có kết quả kiểm định, đơn vị đã có Công văn gửi tới các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương có các cơ sở sản xuất muối và bột canh đóng trên địa bàn để có biện pháp quản lý và giám sát đối với hàm lượng i-ốt có trong sản phẩm. Đồng thời, đơn vị cũng có công văn gửi các Sở: Y tế, Công Thương; Chị cục An toàn thực phẩm của tỉnh Điện Biên; các huyện thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên để nắm bắt được và có biện pháp giám sát các sản phẩm muối và bột canh bày bán trên thị trường của tỉnh Điện Biên.
Chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc về người tiêu dùng Hà Nội thấy bột canh i-ốt Hải Châu “có vấn đề” và tự đem đi kiểm nghiệm, cho chất lượng bất ngờ như thế nào?
Linh Nam/Khỏe 365