+Aa-
    Zalo

    Nhiều người làm cho Boeing, Airbus... lương rất cao, nhưng vẫn về Việt Nam cống hiến

    (ĐS&PL) - Nhấn mạnh sự cần thiết phải có chính sách riêng để đãi ngộ người tài, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lấy dẫn chứng nhiều người làm ở Boeing, Airbus, Lockheed Martin dù lương rất cao nhưng vẫn về nước để cống hiến.

    Thông tin trên báo Dân trí, đề cập đến cơ sở pháp lý về Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trong phiên thảo luận tổ chiều 8/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết trước khi có dự án luật này đã có Pháp lệnh về Công nghiệp quốc phòng (năm 2008), Pháp lệnh về động viên công nghiệp (năm 2003), nhưng chưa có chế tài nào về công nghiệp an ninh ngoài Nghị định 63 năm 2020 của Chính phủ.

    bo truong quoc phong nhieu nguoi lam cho boeing airbus luong rat cao nhung van ve viet nam cong hien 1
    Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 8/11. Ảnh: Vietnamnet

    Cùng với chính sách quốc phòng 4 không theo quan điểm hiện đại, tự lực, tự cường, tự chủ, Bộ trưởng Quốc phòng lưu ý cần đưa công nghiệp quốc phòng, an ninh trở thành mũi nhọn của đất nước.

    Muốn vậy, ông nhấn mạnh phải có cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân lực cho ngành công nghiệp quốc phòng, an ninh. Bộ trưởng Phan Văn Giang dẫn chứng Viettel được như ngày hôm nay là do có cơ chế đặc thù thu hút nhân lực.

    Ông đưa ra dẫn chứng, có những người từng làm cho Boeing, Airbus, Lockheed Martin lương rất cao, cuộc sống đầy đủ, nhưng vẫn về Việt Nam để làm việc.

    "Có người người ở nước ngoài lương tính ra tiền Việt khoảng 300-400 triệu/tháng, khi về Việt Nam thì lương người ta cũng muốn phải được 150 triệu một tháng. Đi xa càng muốn về. Về nước cống hiến nếu được kết nạp vào Đảng, trở thành sĩ quan và chỉ huy, cũng là nguyện vọng của đại đa số những nhà khoa học. Rất nhiều người muốn như thế. Chúng tôi thu hút những người đó", báo Vietnamnet dẫn lời Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh những người giỏi nên phải có chính sách riêng để đãi ngộ họ.

    Trước đó, Đại biểu Hoàng Anh Công (Thái Nguyên) cho rằng, cần có chính sách thu hút nhà khoa học không phải là sĩ quan hiện đang làm việc tại các viện, cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.

    "Đây là những người rất giỏi về công nghệ lõi, công nghệ nền. Chúng ta phải có cơ chế, chính sách thu hút họ. Trong dự án luật cũng đã nêu tuy nhiên chưa thể hiện rõ", đại biểu đề nghị ban soạn thảo chỉnh lý dự án luật rõ hơn. 

    Đặc biệt với nhà khoa học đầu ngành, ngoài cơ chế về lương bổng, đãi ngộ theo đại biểu Công cần có cơ chế bảo vệ. Rất nhiều quốc gia có những nhà khoa học đầu ngành đưa vào chế độ bảo vệ như yếu nhân. Bởi để có được một nhà khoa học không đơn giản, trong hàng triệu người mới có một người. 

    bo truong quoc phong nhieu nguoi lam cho boeing airbus luong rat cao nhung van ve viet nam cong hien 3
    Đại biểu Dương Khắc Mai. Ảnh: Vietnamnet

    Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) nhận định, trước những diễn biến phức tạp của cuộc xung đột quốc tế hiện nay và nhiệm vụ bảo vệ đất nước, cho thấy dự án luật có vai trò rất cần thiết.

    “Từ bom ba càng đến tên lửa đánh chặn máy bay B52 trên bầu trời Hà Nội trong những năm chiến tranh ác liệt rồi máy bay không người lái mà Viettel chế tạo mới đây, là những bước tiến quan trọng”, ông Mai nhấn mạnh.

    Theo đại biểu, dự án luật nhằm mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển trước mắt và dài hạn cho an ninh quốc gia, bảo vệ lãnh thổ và thực hiện khát vọng hùng cường.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-nguoi-lam-cho-boeing-airbus-luong-rat-cao-nhung-van-ve-viet-nam-cong-hien-a598690.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận với Bộ trưởng Văn hóa về phim Đất rừng phương Nam

    Đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận với Bộ trưởng Văn hóa về phim Đất rừng phương Nam

    "Tôi cho rằng như vậy là chất lượng kiểm định và chất lượng của Cục Điện ảnh chưa cao. Những nội dung sai thì phải sửa, cắt bỏ chứ không phải đổi tên là xong. Nói sửa tên để tránh gây liên tưởng đến lịch sử chỉ là một nửa, còn một nửa là bản chất của lịch sử phải chân thực vì đó là câu chuyện của một dân tộc và trách nhiệm giáo dục truyền thống không thể xem nhẹ", đại biểu chất vấn.