+Aa-
    Zalo

    Nhiều khách sạn phố cổ Hà Nội phải thanh lý vì thị trường đóng băng thời gian dài

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường khách sạn gần như đóng băng trong suốt 8 tháng đầu năm khiến nhiều khách sạn ở phố cổ Hà Nội phải thanh lý.

    Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường khách sạn gần như đóng băng trong suốt 8 tháng đầu năm khiến nhiều khách sạn ở phố cổ Hà Nội phải thanh lý vì kinh doanh ế ẩm kéo dài.

    Khách sạn Oriental Hotel được rao bán với giá 69 tỷ đồng. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

    Mấy tháng đầu năm 2020, số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế sụt giảm đáng kể. 

    Trong 6 tháng đầu năm, du khách tới Hà Nội giảm tới 65,4% theo năm, xuống còn 4,93 triệu lượt, lượng khách quốc tế giảm 68,8% theo năm. Lượng khách du lịch quý II giảm 84% theo năm xuống còn 1,08 triệu lượt.

    Đặc biệt, lượng khách nước ngoài chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc giảm tới gần 90%. Do đó, kinh doanh khách sạn tại Hà Nội hiện trạng đang rơi vào tình cảnh ế ẩm, bết bát.

    Điều này đã dẫn đến làn sóng “bán tháo” khách sạn diễn ra ồ ạt tại Hà Nội do phụ thuộc lượng lớn vào khách du lịch quốc tế.

    Các thông tin rao bán khách sạn khách sạn tại Hà Nội ngày một nhiều, đặc biệt là các khách sạn này chủ yếu tập trung ở khu vực quận Hoàn Kiếm, với giá rao bán từ hàng chục cho đến cả hàng trăm tỷ đồng.

    Tại phố Hàng Trống, một khách sạn bán khách sạn 4 sao, 10 tầng, được rao bán với giá 130 tỷ đồng. Khách sạn 5 sao Atlanta Hà Nội với quy mô 16 tầng trên diện tích 560m2, ở Hàng Chuối, quận Hai Bà Trưng cũng đang rao bán với giá 480 tỷ đồng.

    Trên phố Hàng Bè, Bát Sứ một vài khách sạn cũng đã treo biển bán. Một khách sạn trên phố Hàng Bè được chủ cho doanh nghiệp thuê lại kinh doanh 15 năm nay. Nhưng năm 2020 là năm hết hợp đồng, trùng với dịch Covid-19, kinh doanh ế ẩm, khách nước ngoài không sang được, nên doanh nghiệp thuê lại đã trả mặt bằng cho chủ.

    Theo ông Nguyễn Trọng Thức - Phó Giám đốc CBRE Hotels Việt Nam, tình hình hoạt động của các khách sạn trong Quý 3 sẽ không có nhiều biến chuyển so với Quý 2 bởi Việt Nam hiện đang trải qua làn sóng Covid -19 thứ hai và nhiều thành phố hoặc địa phương đang phải thiết lập cách ly xã hội để ngăn ngừa sự lây lan.

    Nhận định về thị trường khách sạn thời gian tới, ông Thức cho biết, sự hồi phục của ngành du lịch khách sạn sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến động khó lường và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch của thế giới.

    Cũng theo ông Thức, thị trường khách sạn hiện vẫn chưa ghi nhận nhiều tài sản như thế này ở phân khúc 4 – 5 sao, mà chủ yếu tập trung ở những phân khúc thấp hơn. Song song đó nhiều cơ hội cũng mở ra khi những chủ sở hữu các chuỗi khách sạn cũng đang tìm cách thoái vốn tại một số tài sản kém hiệu quả.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-khach-san-pho-co-ha-noi-phai-thanh-ly-vi-thi-truong-dong-bang-thoi-gian-dai-a336897.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan