+Aa-
    Zalo

    Nhật Bản khủng hoảng nhân khẩu học do tỷ suất sinh thấp kỷ lục

    (ĐS&PL) - Khủng hoảng nhân khẩu học đang bao trùm khắp Nhật Bản do dân số già đi nhanh chóng trong khi tỷ suất sinh được ghi nhận ở mức thấp kỷ lục.

    Bộ Y tế Nhật Bản hôm 6/5 cho biết tỷ suất sinh của nước này đã giảm năm thứ bảy liên tiếp xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022 đồng thời nhấn mạnh cảm giác khủng hoảng đang bao trùm đất nước khi dân số giảm và già đi nhanh chóng.

    nhat ban khung hoang nhan khau hoc do ty le sinh thap ky luc
    Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng nhân khẩu học do tỷ suất sinh thấp kỷ lục. Ảnh: Reuters

    Theo dữ liệu mà bộ trên cung cấp, tỷ suất sinh (số con trung bình mà một phụ nữ sẽ sinh trong đời) ở Nhật Bản đã giảm xuống mức 1.2565 - ngang bằng với mức thấp kỷ lục được ghi nhận vào năm 2005. Trong khi đó, để duy trì dân số ổn định, tỷ suất sinh của một quốc gia cần phải ở mức tối thiểu là 2,07.

    Số trẻ sơ sinh được ghi nhận vào năm 2022 tại Nhật Bản cũng được ghi nhận ở mức thấp kỷ lục với 770.747 trường hợp (giảm 40.875 so với năm 2021). Đây cũng là lần đầu tiên số trẻ sơ sinh tại nước này giảm xuống dưới mức 800.000. Mặt khác, số người tử vong vẫn tiếp tục tăng với khoảng 1.568.961 trường hợp vào năm ngoái. Ung thư được cho là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, tiếp theo là bệnh tim và tuổi già.

    Các số liệu thống kê mới nhất được đưa Bộ Y tế Nhật Bản đưa ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm những thách thức về nhân khẩu học của nước này. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trước đó đã tuyên bố quyết tâm thực hiện "các biện pháp ở mức độ chưa từng có" để giải quyết tỷ lệ sinh đang giảm của quốc gia. Ông xác định các năm tới là giai đoạn cuối cùng để đảo ngược xu hướng già hóa dân số.

    "Dân số trẻ sẽ bắt đầu giảm mạnh vào những năm 2030. Khoảng thời gian cho đến lúc đó là cơ hội cuối cùng của chúng ta để đảo ngược xu hướng giảm sinh", ông Kishida cho biết khi đến thăm một cơ sở coi trẻ. Chính phủ Nhật Bản hôm 1/6 cũng đã thông báo trong ba năm tới, họ sẽ dành khoảng 3.500 nghìn tỷ yên mỗi năm cho các chính sách chăm sóc trẻ em với hy vọng có thể xoay chuyển xu hướng dân số đang giảm.

    Phương Uyên (Theo Reuters và Japan Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhat-ban-khung-hoang-nhan-khau-hoc-do-ty-le-sinh-thap-ky-luc-a577529.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan