+Aa-
    Zalo

    Nhật Bản phát hiện Trung Quốc đã mua nhiều mảnh đất quanh các căn cứ quân sự

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chính phủ Nhật Bản mới đây đã điều tra và phát hiện tới 700 vụ mua bán đất đai của Trung Quốc gần các căn cứ quân sự.

    Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản tuần trước đã công bố báo cáo gây sốc về việc phát hiện tới 700 vụ mua bán đất đai của người Trung Quốc gần các căn cứ quân sự.

    Theo bản báo cáo, hồi năm ngoái, các nhà điều tra đã bắt đầu mở cuộc điều tra nhằm xác định đất đai có yếu tố sở hữu nước ngoài nằm trong bán kính 10km từ các căn cứ quân sự của Nhật. Cuộc điều tra bắt nguồn từ những tin đồn trong những năm gần đây rằng vốn Trung Quốc đã được sử dụng để mua các địa điểm trong phạm vi 10 km của các cơ sở quốc phòng và trên các đảo của Nhật Bản.

    trung quoc mua dat o nhat ban
    Máy bay quân sự Mỹ tại căn cứ Okinawa nằm trong tầm nhìn của một khách sạn cao tầng do người Trung Quốc quản lý. Ảnh: SCMP

    Sau cuộc điều tra, chính phủ Nhật Bản phát hiện các địa điểm bị ảnh hưởng là xung quanh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, căn cứ quân sự của Quân đội Mỹ tại Nhật Bản, lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản và các cơ sở phát triển không gian của nước này. 

    Theo Apple Daily, các khu bất động sản này nằm rất gần với các căn cứ quân sự. Điều này đồng nghĩa với việc đứng từ những khu đất này có thể dễ dàng quan sát hoạt động của các căn cứ quân sự Nhật Bản và Mỹ. Sankei trích dẫn nguồn tin thân cận tiết lộ một trong những doanh nhân đã mua lô đất gần căn cứ quân sự Mỹ ở tỉnh Kanagawa bị tình nghi có liên hệ với chính phủ Bắc Kinh. Người này cũng sở hữu một vài tòa nhà cao tầng, có tầm nhìn bao quát vào phía căn cứ quân sự. Báo cáo trên đãk hiến chính phủ Mỹ vô cùng quan ngại.

    Các kế hoạch giao dịch khác xung quanh căn cứ của Mỹ trên đảo Okinawa và các cơ sở quốc phòng của Nhật Bản ở tỉnh Tottori cũng được đề cập trong báo cáo, trong đó cho biết các nhà đầu tư Trung Quốc đang nhắm đến các khu vực này.

    Bên cạnh đó, nhiều thương vụ mua bán đất đai cũng được phát hiện, tập trung vào khu vực đất liền, gần hệ thống radar khảo sát vùng trời và vùng biển của Nhật Bản. Cụ thể, SCMP cho biết khoảng 5.000 m2 đất gần với một căn cứ theo dõi tín hiệu và radar của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở ngoại ô Wakkanai vào năm 2016 đã được bán cho một công ty nước ngoài để phát triển tua-bin điện gió. Tuy nhiên, đến tháng 12/2020, các khu đất này vẫn đang được bỏ trống và chưa có dự án nào được thực hiện. Điều này thật sự đã khiến quân đội Nhật Bản lo ngại. 

    Trước báo cáo mới nhất, Sankei cho biết vào năm 2017, chính phủ Nhật Bản từng phát hiện việc vốn Trung Quốc được sử dụng để mua đất ở Hokkaido. 

    Trong khi đó, tờ SCMP tiết lộ thêm rằng hồi cuối năm 2016, một tập đoàn Trung Quốc đang có kế hoạch mua 2,4 ha đất trên hòn đảo xa xôi Taketomi, một trong những hòn đảo ở phía Nam quần đảo Okinawa và chỉ cách quần đảo Senkaku, nơi Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, 170km.

    Ngoài ra, một công ty Trung Quốc và mua hơn 8 ha đất cách Căn cứ Không quân Chitose của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản ở Hokkaido 3 km. Giao dịch đã được đưa ra trong các thỏa thuận với chính quyền địa phương. 

    Sau thông tin trên, nội các Nhật Bản đang cân nhắc việc ra dự luật kiểm soát việc sử dụng đất của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, khu vực bán kính 1km xung quanh căn cứ quân sự và nhà máy điện hạt nhân có thể được xếp vào dạng "vùng đặc biệt". Các bên liên quan đến việc mua lại đất phải thông báo về việc sử dụng địa điểm trong tương lai trước khi niêm phong thỏa thuận và chính phủ sẽ có quyền dừng giao dịch nếu việc sử dụng được cho là không phù hợp.

    Minh Hạnh (Theo Apple Daily, SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhat-ban-am-tham-dieu-tra-phat-hien-trung-quoc-da-mua-nhieu-manh-dat-quanh-cac-can-cu-quan-su-a501075.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan