GS.TS. NGND Nguyễn Trọng Uyển cho rằng, trong bùn bô-xít có chứa các chất vô cùng độc như phenol, xyanua... Con người chỉ cần tiếp xúc một lượng nhỏ có thể dẫn đến đột biến tế bào, thậm chí tử vong.
Như thông tin PV báo điện tử Người Đưa Tin đã đưa, chiều 15/9, một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) đã cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) đưa vào Formosa 160 tấn chất lỏng bô-xít. Thông tin này khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Cảng nước sâu Sơn Dương - Hà Tĩnh (ảnh minh họa). |
Thông tin 160 tấn chất lỏng bùn bô-xít đưa vào Việt Nam theo đường biển khiến GS.TS. NGND Nguyễn Trọng Uyển, Chủ tịch phân hội Khoa học và Công nghệ các hợp chất vô cơ (hội Hóa học Việt Nam) phải thốt lên hai từ: “Kinh khủng”.
Ông Uyển tỏ ra vô cùng lo ngại trước những tác động của lượng chất thải này nếu chưa được xử lý.
GS. TS. NGND Nguyễn Trọng Uyển (bên trái). |
GS. TS. NGND Nguyễn Trọng Uyển cho rằng: “Khối chất lỏng độc hại lên đến 160 tấn là rất lớn. Nếu đổ ở Việt Nam, nó sẽ có tác động kinh hoảng đối với môi trường mà không thể đong đếm được.
Khối lượng này nếu chưa qua xử lý mà đổ vào biển hay chôn dưới đất có thể đẩy Việt Nam đối mặt với thảm họa môi trường”.
Ông Uyển phân tích, trong bùn thải bô-xít bao gồm các chất vô cùng độc hại như phenol, xyanua, kim loại nặng. Con người chỉ cần tiếp xúc một lượng nhỏ cũng gây ra đột biến tế bào.
Người bị nhiễm độc phenol có thể dẫn đến ung thư, hư hại các cơ quan như thận, hệ thần kinh trung ương, gan, thậm chí gây chết người.
Thông tin Formosa nhập số bô-xít trên từ Trung Quốc về khiến vị chuyên gia này vô cùng ngạc nhiên và đặt ghi vấn: “Bùn bô-xít là chất thải của các nhà máy luyện kim. Trong khi đó, Formosa cũng luyện thép, chất thải của mình xử lý còn không xong lại nhập để làm gì?
Hơn nữa, bùn bô-xít bị cấm nhập vào Việt Nam. Vậy chỉ có thể họ đang biến Việt Nam thành nơi đổ phế thải, đổ chất thải nguy hại.
Vị chuyên gia khẳng định: “Việc xử lý chất thải độc hại này cần phải qua các quy trình hết sức chặt chẽ.
Tàu hàng bị phát hiện có chứa chất thải lỏng là bô xít. |
Chất này nghiêm cấm đổ xuống biển, chôn lấp khi chưa qua xử lý. Nếu đổ xuống biển thì cá chết, môi trường biển mất nhiều năm mới khắc phục được. Hậu quả vô cùng nặng nề.
Còn chất này mà chôn xuống dưới đất, việc xử lý hàng trăm tấn bùn bô-xít sẽ rất tốn kém, khó khắc phục được và vô cùng nguy hại đối với con người. Thậm chí nhiều hế hệ phải gánh hậu quả.
Bởi các chất độc từ bùn bô-xít sẽ ngấm vào nguồn nước rồi loang ra khắp nơi. Hậu quả khôn lường sẽ không thể đong đếm được”.
Vũ Phương
Nguồn: Người đưa tin
[mecloud]m3yeXQSuxU[/mecloud]