Không thể bảo vệ tấm huy chương Vàng SEA Games tuy nhiên U22 vẫn còn nhiệm vụ khi cùng với đối thủ là U22 Myanmar có trận huy chương Đồng.
Trận đấu này là cơ hội để các cầu thủ gỡ gạc danh hiệu cũng như lấy lại niềm tin từ người hâm mộ. Điều này này có thể xoa dịu phần nào nỗi buồn sau trận thất bại cay đắng ở bán kết vừa qua.
“Tai nạn” của U22 Việt Nam đến từ sự non nớt và thiếu tập trung của các cầu thủ trẻ trong những phút cuối trận. Việc yếu bản lĩnh, non kinh nghiệm, dẫn đến không thể điều tiết được lối chơi của chính mình. Đó sẽ là bài học quý báu trên hành trình trưởng thành của các cầu thủ.
Ở cuộc đối đầu với U22 Myanmar, nhiều khả năng HLV Philippe Troussier sẽ xáo trộn đội hình. Trận tranh huy chương đồng thường là dịp để các huấn luyện viên trao cơ hội cho tất cả các cầu thủ vào sân thi đấu. Bên cạnh đó, nhà cầm quân người Pháp cũng có lý do về mặt chuyên môn để có sự điều chỉnh.
U22 Việt Nam có thêm ca chấn thương của Nguyễn Thanh Nhàn sau trận bán kết. Mặt khác, Một số cầu thủ thể hiện không tốt trong suốt hành trình đã qua tại SEA Games 32. Những gương mặt khác cần được trao cơ hội để tạo ra "làn gió mới".
Về lối chơi, U22 Việt Nam làm tốt dần lên ở khả năng kiểm soát và gây sức ép cho đối thủ. Vấn đề của họ nằm ở khả năng ra quyết định phù hợp, trong khi hàng phòng ngự là điểm yếu. Ngoài vấn đề về cách chơi bóng, tâm lý của các cầu thủ là bài toán mà HLV Troussier phải khắc phục lúc này.
U22 Việt Nam được đánh giá cao hơn U22 Myanmar. Đối thủ gây ra khó khăn cho U22 Thái Lan ở bán kết nhưng nhìn chung, họ vẫn ở dưới tầm. U22 Myanmar cũng không thể hiện được nhiều ở vòng bảng. Tuy nhiên, ở giải đấu cấp độ trẻ, sự thiếu ổn định các cầu thủ là yếu tố làm nên bất ngờ.
Thùy Dung(t/h)