+Aa-
    Zalo

    Nhận diện vụ người mẫu Ngọc Trinh bị bắt qua góc nhìn chuyên gia pháp lý

    (ĐS&PL) - Điều khiển xe mô tô với các động tác lái xe nguy hiểm, không mặc đồ bảo hộ, người mẫu Ngọc Trinh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM khởi tố, bắt tạm giam về tội Gây rối trật tự công cộng.

    Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã quyết định khởi tố vụ án hình sự "Gây rối trật tự công cộng", "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" liên quan đến vụ người mẫu Ngọc Trinh (tức Trần Thị Ngọc Trinh, 34 tuổi) thả 2 tay khi lái mô tô gây xôn xao.

    Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Trinh về tội "Gây rối trật tự công cộng" quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự.

    Đồng thời, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Xuân Đông (36 tuổi, ngụ quận 4) về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và gây rối trật tự công cộng, quy định tại Điều 314, 318 Bộ luật Hình sự. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên.

    tvi sao bi khoi to cung 1 toi danh nhung chi minh ngoc trinh bi bat tam giam

    Công an TP. HCM đã khởi tố, bắt tạm giam Ngọc Trinh.

    Trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, Luật sư Lê Hồng Hiển - Giám đốc Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, với thông tin diễn biến ban đầu thì có thể Ngọc Trinh bị khởi tố theo Khoản 1, Điều 318 Bộ luật hình sự với khung hình phạt là phạt tiền từ 5.000.000 - 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

    Liên quan đến việc, trong vụ án này có 2 bị can là Trần Thị Ngọc Trinh (Tội gây rối trật tự công cộng) và Trần Xuân Đông (Tội gây rối trật tự công cộng & Tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức). 

    Theo luật sư Lê Hồng Hiển, việc có áp dụng biện pháp tạm giam hay không phụ thuộc vào nhận định, đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể đây là cơ quan điều tra. Trong trường hợp xét thấy việc để cho bị can được tại ngoại (cấm đi khỏi nơi cư trú) có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra, có thể bị can tiêu huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục phạm tội hay gây khó khăn cho quá trình điều tra thì cơ quan điều tra sẽ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can.

    video--giay-phut-nguoi-mau-ngoc-trinh-va-tran-xuan-dong-bi-bat-tam-giam---bao-nguoi-lao-dong.mp4

    “Trong trường hợp, bị can phạm 1 tội hoặc 2 tội ít nghiêm trọng mà có nơi cư trú rõ ràng, hợp tác với cơ quan điều tra, đồng thời không có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội thì cơ quan điều tra có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú mà không bắt buộc tạm giam”, Luật sư Lê Hồng Hiển cho biết thêm.

    Thông tin thêm với PV về vụ việc, Luật sư Phạm Hồng Kiên – Giám đốc Công ty Luật Cán Cân Việt cũng cho biết, gây mất trật tự công cộng là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Người có hành vi gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    XEM THÊM: Ngọc Trinh không hình dung là mình vi phạm pháp luật nghiêm trọng như thế

    Tại Khoản 2, Điều 318, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, nếu phạm tội có tổ chức, xúi giục người khác phạm tội, dùng hung khí, tái phạm nguy hiểm, hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng theo quy định có thể bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.

    Khánh Ngân

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhan-dien-vu-nguoi-mau-ngoc-trinh-bi-bat-qua-goc-nhin-chuyen-gia-phap-ly-a595904.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan