+Aa-
    Zalo

    Nhà Trắng cáo buộc Putin liên quan đến vụ tấn công mạng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Hôm qua (15/12), Nhà Trắng đã trực tiếp cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến cuộc tấn công mạng được thiết kế để tác động đến cuộc bầu cử Mỹ.

    (ĐSPL) – Hôm qua (15/12), Nhà Trắng đã trực tiếp cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến cuộc tấn công mạng được thiết kế để tác động đến cuộc bầu cử Mỹ.

    Nhà Trắng chỉ đích danh Tổng thống Nga Putin đứng sau vụ tin tặc Nga tấn công mạng nhằm chi phối cuộc bầu cử Mỹ.

    Theo The New York Times, cáo buộc này có thể gây ra căng thẳng nghiêm trọng giữa 2 cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới. Đồng thời, buộc Nhà Trắng phải phản ứng mạnh mẽ hơn nữa với sự can thiệp bầu cử này sau khi công khai đổ lỗi cho ông Putin.

    Obama sẽ tổ chức một cuộc họp báo khẩn cấp hôm 16/12 (giờ Mỹ) trước khi rời đi cho một kỳ nghỉ tại Hawaii. Ông dự kiến ​​sẽ đáp các thắc mắc liên quan đến cáo buộc Putin đứng sau vụ tấn công mạng nhằm thao túng bầu cử Mỹ.

    Phát biểu trên MSNBC, ông Ben Rhodes, cố vấn cao cấp của Tổng thống Barack Obama cho biết: "Tôi không nghĩ với những chuyện xảy ra trong chính phủ Nga gây hậu quả như thế này mà ông Vladimir Putin lại không biết về nó"'.

    “Từ tất cả những gì chúng ta đã biết về cách nước Nga hoạt động và cách ông Putin kiểm soát chính phủ của mình, chúng ta thấy rằng, khi nói về một vụ tấn công mạng nghiêm trọng như thế, chúng tôi đang nói về những cấp độ cao nhất của chính phủ".

    “Và cuối cùng, Vladimir Putin là quan chức chịu trách nhiệm cho những hành động của chính phủ Nga".

    Tổng thống Obama sẽ tổ chức một cuộc họp báo công bố chính thức thông tin và giải đáp thắc mắc liên quan đến cáo buộc.

    Tuy nhiên, việc buộc tội ông Putin lúc này cũng sẽ đặt Nhà Trắng vào thế xung đột nghiêm trọng với chính Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ông Trump đã chất vấn trên Twitter rằng: "Nếu Nga, hay một đối tượng nào khác, đã tấn công mạng, vậy tại sao Nhà Trắng phải chờ quá lâu mới hành động như vậy? Và tại sao họ chỉ phàn nàn sau khi bà Hillary thất bại?".

    Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như ngày càng bị cô lập trong lập trường của mình vì một số quan điểm trái ngược với tình báo Mỹ. Mặc dù vậy, chỉ trong 5 tuần tới, Trump sẽ phụ trách các cơ quan này khi ông chính thức nhậm chức vào ngày 20/1/2017.

    Ngày 14/12 vừa qua, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham cho biết từ tháng 8 năm nay, ông đã được FBI thông báo rằng chiến dịch tranh cử của chính ông bị tin tặc tấn công. "Mục đích của tôi là sẽ trình bày với ông Trump các đề xuất trừng phạt với Nga. Họ cần phải trả giá", Graham khẳng định.

    Cựu giám đốc CIA Michael Hayden gọi ông Trump là "người Mỹ nổi tiếng duy nhất không thừa nhận việc Nga đã tiến hành chiến dịch chi phối một cách mờ ám trên quy mô lớn nhằm chống lại Mỹ".

    "Trong sự việc cụ thể này, những gì ông Trump nói về nó cũng giống hệt như cách nói của ông Putin", Michael Hayden cho biết thêm.

    Điện Kremlin đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc về sự tham gia của ông Putin. "Cáo buộc này thật vô lý vì không có bất kỳ cơ sở nào", phát ngôn viên Dmitry Peskov nói với các nhà báo hôm 15/12.

    Điều II, Khoản 1 (Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ)
    Theo thể thức mà cơ quan lập pháp ở đó qui định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ mà bang sẽ bầu ra trong Quốc hội. Nhưng không một thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hoặc một quan chức nào đảm nhiệm chức vụ có lợi tức sẽ được chọn làm đại cử tri.
    Các đại cử tri sẽ họp ở bang của mình và bỏ phiếu bầu hai người và ít nhất một trong hai người không phải là cư dân trong cùng một bang với người kia. Họ sẽ lập bản danh sách về những người đi bầu và số phiếu bầu của mỗi người, ký và xác nhận vào danh sách, gắn xi niêm phong và chuyển lên cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ, đệ trình lên Chủ tịch Thượng viện. Với sự có mặt của Thượng viện và Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ mở tất cả cứ liệu đã được xác nhận và sẽ đếm số lượng phiếu bầu. Người có nhiều phiếu bầu nhất sẽ là Tổng thống, nếu như số phiếu bầu này chiếm đa số trong tổng số các đại cử tri được bầu ra, và nếu từ hai người trở lên có đa số phiếu bầu và có số phiếu bầu bằng nhau, thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu để bầu một trong những người đó làm Tổng thống. Nếu không người nào có đa số phiếu bầu, thì Hạ viện cũng theo thể thức như vậy, chọn 5 người có số phiếu bầu nhiều nhất trong danh sách để bầu ra Tổng thống. Nhưng trong việc bầu Tổng thống, công việc bầu cử tiến hành ở các bang, hạ nghị sĩ ở mỗi bang có một phiếu bầu. Số đại biểu tiến hành công việc này sẽ gồm một thành viên hoặc những thành viên thuộc hai phần ba số bang và điều cần thiết cho cuộc bầu cử phải gồm đại biểu của đa số các bang. Trong mọi trường hợp, sau khi bầu Tổng thống, người có số phiếu nhiều nhất do các đại cử tri bầu cho sẽ là Phó Tổng thống. Nhưng nếu từ hai người trở lên có số phiếu bầu bằng nhau, thì Thượng viện sẽ chọn trong số đó để bỏphiếu bầu ra Phó Tổng thống.
    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.
    Link nguồn: https://www.whitehouse.gov/1600/constitution

    (Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nha-trang-cao-buoc-putin-lien-quan-den-vu-tan-cong-mang-a174367.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan