+Aa-
    Zalo

    Nhà máy ôtô nghìn tỷ bị thu hồi đất, chủ tịch Vinaxuki nói gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chủ tịch Vinaxuki ông Bùi Ngọc Huyên cho biết, ông chưa nhận được văn bản thông báo về việc bị thu hồi đất nhưng cũng đã được biết thông qua một cuộc họp với phía ngân...

    Chủ tịch Vinaxuki ông Bùi Ngọc Huyên cho biết, ông chưa nhận được văn bản thông báo về việc bị thu hồi đất nhưng cũng đã được biết thông qua một cuộc họp với phía ngân hàng trước đó.

    Ngày 16/12, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý đề xuất của Sở Tài nguyên & Môi trường về việc thu hồi 26 ha đất mà tỉnh đã cho Công ty TNHH một thành viên ôtô Vinaxuki Thanh Hóa thuê để thực hiện dự án sản xuất, lắp ráp ôtô, máy xây dựng.

    Theo đó, trên cơ sở đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý chủ trương thu hồi 26ha đất nằm trong phần đất Cụm công nghiệp Song Lộc (thuộc xã Đại Lộc và xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc).

    Đối với phần diện tích còn lại Công ty đã đầu tư xây dựng nhà xưởng và một số công trình trên đất như: 4 nhà xưởng, 1 nhà chuyên gia, 1 nhà bếp, 3 nhà bảo vệ và san lấp mặt bằng khoảng 8,0 ha đất ruộng..., yêu cầu Công ty TNHH một thành viên ô tô Vinaxuki Thanh Hóa khẩn trương đầu tư, tái khởi động lại nhà máy trước ngày 31/3/2018.

    Nhà máy Vinaxuki tại Thanh Hóa. Ảnh: Dân trí

    UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hậu Lộc và đơn vị liên quan lập hồ sơ và thực hiện quyết định thu hồi đất, nhà và tài sản.

    Ngay sau quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Bùi Ngọc Huyên – Chủ tịch Vinaxuki cho biết, ông chưa nhận được văn bản thông báo về việc bị thu hồi đất này song cũng đã được biết thông qua một cuộc họp với phía ngân hàng trước đó.

    Ông Huyên cho biết đã đầu tư hơn 60 tỷ đồng vào công việc san nền và giải phóng mặt bằng cho dự án đó.

    Chủ tịch Vinaxuki cho biết thêm, từ năm 2008 Vinaxuki đã xây dựng dự án và bắt đầu giai đoạn đầu tư công nghệ cao để sản xuất ô tô Việt Nam với mức nội địa hóa lên đến 50%, một số mẫu ô tô của hãng này bán tốt, được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên đến năm 2012 Vinaxuki bị các ngân hàng dừng cho vay vốn.

    “Sau quyết định nói trên, tình hình sản xuất kinh doanh của Vinaxuki bị đình đốn, nhà xưởng và máy móc thiết bị tại cụm công nghiệp Thái Nguyên, Thanh Hóa và Hà Nội bị dột nát, han gỉ. Trong 5 năm qua, chúng tôi đã phải vay người thân 4,6 tỷ đồng để trả lương nhân viên trông coi quản lý, thợ điện, bảo vệ…” – ông Huyên chia sẻ.

    Được biết, dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, máy của Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) được cấp phép xây dựng từ năm 2010 với tổng vốn 1.360 tỷ đồng.

    Mục tiêu của nhà máy là sản xuất, lắp ráp ôtô tải có tải trọng từ 0,5 tấn đến 45 tấn; ôtô buýt từ 16 chỗ đến 100 chỗ ngồi; sản xuất phụ tùng ôtô các loại. Khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến tạo ra những con số đầy hứa hẹn, như sản xuất và lắp ráp 15.000 xe tải, 400 xe buýt mỗi năm.

    Nhà máy này đi vào hoạt động năm 2011 nhưng chỉ sau đó 2 năm, hoạt động đình đốn và bỏ hoang đến nay. Nguyên nhân khiến đại dự án “đắp chiếu” theo chủ đầu tư, đầu năm 2011, do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, đơn vị tài trợ cho Vinaxuki đã cắt vốn đầu tư, phá vỡ hợp đồng tín dụng khiến Công ty phải dừng sản xuất.

    Bên cạnh đó, từ năm 2010 đến năm 2014, Công ty đã nhiều lần mời các nhà đầu tư nước ngoài vào làm đối tác, song những cố gắng, nỗ lực của chủ đầu tư đều chưa mang lại kết quả nào.


    Nhân Văn(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nha-may-oto-nghin-ty-bi-thu-hoi-dat-chu-tich-vinaxuki-noi-gi-a213218.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan