+Aa-
    Zalo

    Nhà khoa học: Hàng loạt tín hiệu lạ từ ngoài hành tinh truyền tới Trái Đất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một hệ thống kính viễn vọng vô tuyến đã bắt được 8 cụm tín hiệu lạ ngoài hành tinh, có thể bắt nguồn từ nơi cách Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng.

    Một hệ thống kính viễn vọng vô tuyến đã bắt được 8 cụm tín hiệu lạ ngoài hành tinh, có thể bắt nguồn từ nơi cách Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng.

    Tín hiệu vô tuyến ngoài hành tinh liên tục truyền đến Trái Đất. Ảnh: express.co.uk

    Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện hàng loạt chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Burst - FRB). Được tìm thấy lần đầu vào năm 2007, những chớp sóng vô tuyến này có thể bắt nguồn từ nơi cách Trái Đất hàng nghìn, hàng triệu hay thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng.

    Các tín hiệu FRB lặp đi lặp lại được phát hiện bởi Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment (CHIME), một hệ thống kính viễn vọng vô tuyến tại Canada.

    Cụ thể, CHIME đã bắt được 8 cụm tín hiệu lạ ngoài hành tinh. Mỗi cụm tín hiệu được phát đi từ một nguồn, phát nhiều lần lặp đi lặp lại. 6 trong số 8 cụm tín hiệu chỉ lặp lại 1 lần sau lần phát đầu tiên, 1 cụm lặp lại 2 lần, cái còn lại lặp lại 3 lần. 8 cụm tín hiệu mới này đã nâng tổng số cụm tín hiệu lặp đi lặp lại mà người trái đất bắt được lên 11.

    Tất cả các FRB đều ngắn, sắc nét, và sự thật về chúng hiện vẫn còn gây tranh cãi. FRB rất mạnh, có khi chỉ kéo dài vài mili giây, nhưng đủ phát ra nguồn năng lượng hơn cả năng lượng từ 500 triệu mặt trời trong khoảnh khắc đó.

    Nhiều nhà khoa học cho rằng FRB có thể sinh ra từ một sự kiện vũ trụ lớn, ví dụ sự va chạm của 2 sao neutron mang nguồn năng lượng khổng lồ, nhưng cũng có thể là tín hiệu từ một nền văn minh ngoài trái đất.

    "Các FRB lặp đi lặp lại mang ý nghĩa rất lớn. Chúng có giá trị trong việc nghiên cứu và định vị các thiên hà. Bên cạnh đó, việc theo dõi, phân tích các bước sóng có thể giúp xác định xem những FBR này có nguồn gốc từ đâu", Ryan McKinven, một trong những nhà nghiên cứu chia sẻ.

    Bên cạnh đó, các tín hiệu FRB lăp đi lặp lại cũng có thể giúp các nhà khoa học trả lời một số câu hỏi về FRB không lặp lại. "Việc khám phá ra các FRB này giúp chúng tôi có thể mở ra những cánh cổng mới để tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ", Pragya Chawla, một nhà nghiên cứu từ Đại học McGill nói.

    Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục công trình nhằm tìm ra các thiên thể bí ẩn đã gửi đi những cụm tín hiệu lạ này. Trong báo cáo mới nhất, các nhà nghiên cứu cho rằng các tín hiệu FRB lặp đi lặp lại có thể xuất phát từ rìa của dải Ngân hà (Milky Way).

    Tuy nhiên, họ vẫn cần thêm thời gian để định vị chính xác hơn.Các kết quả hiện đã công bố trực tuyến và sẽ được đăng tải trên The Astrophysical Journal Letters.

    Mộc Miên (Theo GEEK)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nha-khoa-hoc-hang-loat-tin-hieu-la-tu-ngoai-hanh-tinh-truyen-toi-trai-dat-a289675.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan