(ĐSPL) – “Trong trường hợp này, chị Nguyễn Thị Lan O. có thể khởi kiện ra TAND huyện Thường Tín để yêu cầu Tòa buộc ông Trần Văn Lẫm trả lại lối đi cho mình, đồng thời phải bồi thường những thiệt hại mà gia đình chị O. phải gánh chịu do hành vi chặn lối đi của ông Lẫm gây ra” - luật sư Giang Hồng Thanh – Trưởng Văn phòng luật sư Giang Thanh cho biết.
[mecloud]CaXwXbUhwl[/mecloud]
Tin tức chúng tôi đã đăng tải, vừa qua, đường dây nóng báo Đời sống & Pháp luật nhận được đơn kêu cứu của chị Nguyễn Thị Lan O. (SN 1978, trú cụm 10, xóm Mới, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Nội) về việc gia đình mình bị nhà hàng xóm bịt kín cổng ra vào trong vòng nửa năm nay.
Trong khi chính quyền xã đã xác định hành động lấn chiếm đất, bịt lối đi của gia đình ông Trần Văn Lẫm (giáp ngõ đi nhà chị Lan O.) là vi phạm pháp luật nhưng “bất lực” khi đã 2 lần giải tỏa nhưng ngõ đi nhà vợ chồng chị Lan O. vẫn bị bịt kín.
Ngay sau khi Báo báo Đời sống & Pháp luật đăng tải sự việc nhiều bạn đọc đã tỏ ra bất bình khi gia đình bị xâm hại quyền lợi suốt nhiều tháng qua phải chịu thiệt thòi còn kẻ vi phạm pháp luật vẫn nhởn nhơ không bị xử lý quyết liệt.
Liên quan tới sự việc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Giang Hồng Thanh – Trưởng Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội) để nhìn nhận vấn đề trên phương diện pháp luật.
Trên góc độ pháp lý, luật sư Giang Hồng Thanh khẳng định việc làm của ông Trần Văn Lẫm đã vi phạm quy định pháp luật. Và điều cần phải làm ngay lúc này là ông Lẫm phải tháo bỏ rào chắn, trả lại lối đi cho gia đình chị Oanh để tránh các nguy cơ gây mất an ninh trật tự có thể xảy ra.
Luật sư phân tích, việc làm của ông Trần Văn Lẫm đã vi phạm quy định pháp luật dân sự. Nếu như ông Lẫm cho rằng gia đình chị Nguyễn Thị Lan O. lấn chiếm đất của mình thì ông Lẫm phải đề nghị cơ quan chức năng giải quyết hoặc khởi kiện đến TAND có thẩm quyền để yêu cầu chị O. trả lại đất, chứ không được tự mình hành xử như vậy.
Ngoài ra, việc ngăn chặn không tạo lối đi cho gia đình chị O. đã vi phạm quy định của Bộ luật Dân sự 2005.
Điều 275 quy định Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau:
“1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Điều cần phải làm ngay lúc này là ông Lẫm phải tháo bỏ rào chắn, trả lại lối đi cho gia đình chị Oanh để tránh các nguy cơ gây mất an ninh trật tự có thể xảy ra.
2. Nếu việc cưỡng chế của UBND xã được thực hiện đúng với quy định của pháp luật, mọi chi phí phát sinh trong quá trình cưỡng chế sẽ do ông Trần Văn Lẫm chịu. Vấn đề này được quy định tại Điều 41 Nghị định số 166/2013/NĐ-CPngày 12 tháng 11 năm 2013 về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong trường hợp này, chị Nguyễn Thị Lan O. có thể khởi kiện ra TAND huyện Thường Tín để yêu cầu Tòa buộc ông Trần Văn Lẫm trả lại lối đi cho mình, đồng thời phải bồi thường những thiệt hại mà gia đình chị O. phải gánh chịu do hành vi chặn lối đi của ông Lẫm gây ra.
Hồng Thắm
[mecloud]JFZN7GnUuT[/mecloud]