+Aa-
    Zalo

    Nguyên nhân và cách phòng tránh sinh non

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Trẻ sinh non có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khi mới sinh ra và lớn lên. Vì thế, các mẹ cần nắm rõ nguyên nhân sinh non để được điều trị kịp thời.

    (ĐSPL) – Trẻ sinh non có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khi mới sinh ra và lớn lên. Vì thế , các mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây sinh non để có những liệu pháp kịp thời điều trị tình trạng sinh non.

    Trẻ được sinh ra từ tuần thai 28 đến trước tuần thai 37 sẽ được coi là sinh non. Báo VnExpress cho hay trẻ càng ra đời sớm thì các vấn đề sức khỏe như hô hấp, tiêu hóa, chậm phát triển trí não… ảnh hưởng đến trẻ ngay lúc sinh ra và cả sau này. Sinh non khiến trẻ phải chống chọi để điều hòa thân nhiệt và lượng đường trong máu, làm cho cha mẹ phải lo lắng.

    Nguyên nhân gây sinh non


    Có nhiều nguyên nguyên nhân gây sinh non, nhưng 50\% các ca sinh non cũng khó xác định được nguyên nhân gây ra. Thông thường, có các nguyên nhân gây chủ yếu dưới đây:

    - Thai phụ nghiện thuốc, rượu bia hoặc chất kích thích nói chung.

    - Thai phụ có tiền sử về sinh non, thai chết lưu…

    - Thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể. Thai phụ mắc những chứng bệnh nội tiết như cường giáp, cường tuyến thượng thận… Các chứng bệnh về huyết áp, tiền sản giật, suy hô hấp…

    - Người mẹ mang thai bị chấn thương vùng bụng, quan hệ tình dục không đúng cách…

    - Thai phụ bị xuất huyết do nhau tiền đạo, tử cung dị dạng, viêm màng ối, vỡ ối…

    - Những thai phụ sống trong môi trường ô nhiễm, làm việc trong tư thế đứng trên 6h/ngày, mang vác vật nặng, chịu sức ép công việc trong thời gian dài, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn; Nhóm bà mẹ tuổi vị thành niên và trên 35 có tỷ lệ sinh non cao hơn.

    Biện pháp phòng tránh sinh non


    Theo trang Dân trí, bắt đầu từ tuần thứ 28 trở đi, có một số công việc mà thai phụ nên tránh hoặc hạn chế làm để ngừa tình trạng sinh non:

    Chú ý đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Người mẹ tránh lao động hoặc tập luyện quá sức. Nên nghỉ ngơi nhiều hơn nhất là những tuần cuối của thai kỳ. Đồng thời, tránh bị tổn thương tâm lý. Thai phụ cố gắng duy trì cảm xúc ổn định và giữ tâm trạng luôn vui vẻ.

    Phụ nữ mang thai nhiều lần nên chú ý tới chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng. Bạn có thể nhờ người khác chăm sóc những đứa trẻ khác.

    Phụ nữ mang thai nên chú ý khi di chuyển và vận động. Tránh tối đa các va chạm mạnh, hạn chế tối đa quan hệ tình dục trong giai đoạn cuối thai kỳ. Luôn vệ sinh âm đạo sạch sẽ để ngăn ngừa các loại nấm và bệnh âm đạo.

    Tuyệt đối tránh hút (hoặc hít phải khói) thuốc lá vì một số chất độc chứa trong khói thuốc lá có thể gây nên tình trạng sinh non. Nên tránh quan hệ tình dục trong những tuần cuối của thai kỳ.

    Nếu người mẹ bị sốt, chảy máu âm đạo, đau bụng… nên nhanh chóng đi khám. Ngoài ra, thai phụ cũng nên đi khám thai theo định kỳ để phát hiện và xử lý sớm những bất thường. Nếu thấy cơ thể mệt mỏi, thai phụ cần nghỉ ngơi, không nên thức khuya, suy nghĩ nhiều và nếu bị ốm thì cần phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự điều trị theo lời truyền miệng.

    MẠC NHIÊN (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]W8mdH9wP4l[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-sinh-non-a108283.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.