Người dân chuyển sang sử dụng nhiều phương thức thanh toán hiện đại khiến Thụy Điển trở thành quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới.
Theo Bloomberg, tổng lượng tiền mặt đang lưu thông tại Thụy Điển năm ngoái đã xuống thấp nhất kể từ 1990 và hiện thấp hơn 40% so với đỉnh năm 2007. Mức sụt giảm năm 2016 và 2017 đều lớn kỷ lục.
Việc sử dụng tiền mặt giảm dần làm tăng chi phí duy trì và xử lý tiền mặt của các cửa hàng, quán ăn và ngân hàng. Đồng thời càng khiến họ giảm động cơ sử dụng tiền mặt.
Tiền Thụy Điển có thể sẽ dần biến mất. |
Đó là lý do khiến nhà cung cấp các dịch vụ quản lý tiền mặt Loomis muốn giới chức buộc các ngân hàng và hãng bán lẻ tiếp tục chấp nhận tiền mặt. “Chúng tôi phải có xe, có hầm chứa và nhiều thứ khác. Và để duy trì hệ thống, chúng tôi cần một lượng giao dịch cơ bản làm nền tảng nữa”, CEO Loomis - Patrik Andersson cho biết trong một bài phỏng vấn.
Lời cảnh báo từ doanh nghiệp này đến sau khi Ngân hàng Trung ương Thụy Điển Riksbank cho hay họ lo rằng sự biến mất nhanh chóng của tiền mặt có thể dẫn đến việc cơ sở hạ tầng cần thiết để sử dụng tiền giấy, tiền xu tan rã. Nó cũng đặt ra nhiệm vụ thúc đẩy hệ thống thanh toán an toàn và hiệu quả cho giới chức.
“Chúng ta phải có ô tô, kho tiền và tất cả những thứ tương tự để duy trì cơ sở hạ tầng, chúng ta cũng cần khối lượng giao dịch cơ bản”, CEO Loomis Patrik Andersson cho hay. Ông nói thêm rằng các khu vực đông dân ở phía bắc Thụy Điển là những nơi dễ mất khả năng tiếp cận tiền mặt nhất.
Đặc biệt, trong trường hợp có thiên tai hoặc sự cố kỹ thuật xảy ra, người dân nước này không thể mua được nhu yếu phẩm để tồn tại.
Ông Andersson nói: “Tiền mặt rất quan trọng trong tình huống khủng hoảng. Dân Thụy Điển có thể không hiểu sâu sắc về ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng lan rộng khắp cộng đồng”.
Trước tình trạng này, Thống đốc Stefan Ingves đang kêu gọi thay đổi hệ thống pháp lý để bảo vệ quyền quản trị của ngân hàng trung ương với hệ thống thanh toán, trong bối cảnh tiền mặt sụt giảm nghiêm trọng.
Minh Thư(T/h)