+Aa-
    Zalo

    Nguồn gốc, ý nghĩa tục hái lộc đầu năm của người Việt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hái lộc đầu năm là phong tục đã có từ xa xưa ở nước ta và mang ý nghĩa, giá trị tinh thần với hi vọng 1 năm mới nhiều may mắn.

    Hái lộc đầu năm là phong tục đã có từ xa xưa ở nước ta và mang ý nghĩa, giá trị tinh thần với hi vọng 1 năm mới nhiều may mắn.

    Phong tục hái lộc đầu năm

    Chuyện xưa kể rằng, nhân một ngày đầu xuân, khi các con đã khôn lớn, Vua Hùng bèn cho mời các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần dân và các con đến truyền dạy rằng: "Nay các con đã khôn lớn, ta muốn các con đi dạy dân làm ăn và trấn cứ các nơi".

    Tục hái lộc đầu năm mang giá trị lớn trong đời sống tinh thần của người Việt - Ảnh: Minh họa

    Nghe cha phán truyền, các con đều bịn rịn không muốn chia tay mà muốn ở lại cùng cha mẹ, các Lạc Hầu, Lạc Tướng, dân làng chưa biết tấu trình với Vua thế nào thì Hoàng hậu thưa: "Các con đều luyến mẹ, thương cha không muốn đi xa, tôi nghĩ rằng Nhà vua nên làm lễ tế trời đất rồi dùng cách hái lộc chia cho các con… các con ai nhận được cành lộc đi phương nào thì phương ấy mà đi".

    Nghe phải, Vua lệnh truyền cho các Lạc Hầu, Lạc Tướng và các con về nhà nghỉ. Rồi chọn ngày lành tháng tốt, Vua làm Lễ tế Trời – Đất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cầu trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, muôn dân no ấm. Chờ lúc sang canh Vua cùng Hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu xuân. Sáng sớm, khi mặt trời xuất hiện đằng Đông, Vua vời các con chia cho mỗi người một cành lộc và dạy rằng:

    "Non ở nhà, già đi ấp

    Chẵn lên non, còn xuống biển"

    Các con hãy mang cành lộc này đi trấn giữ các phương răn dạy dân làm ăn trên đường đi nếu gặp điều gì không may, các con hãy mang cành lộc còn đượm sương sớm này mà vẩy lên trời thì thú dữ, ma tà sẽ bỏ chạy không hại được các con. Y lệnh Vua, các con quỳ lạy cha mẹ nhận cành lộc chia nhau đi trấn giữ các miền, Vua cả mừng truyền cho dân làng mở hội để tiễn các con lên đường.

    Trải qua mấy nghìn năm, nét đẹp này còn lưu truyền mãi mãi, tục xin lộc đầu xuân cầu may trong dân gian nhất là khu vực thuộc Kinh đô Văn Lang xưa. Cùng với nhiều phong tục khác, xin lộc đầu xuân đã quen thuộc và trở thành nét văn hóa Tết trong đời sống của người Việt Nam.

    Hái lộc đầu năm mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ - Ảnh: Minh họa

    Ý nghĩa tục hái lộc đầu xuân

    Vào thời khắc giao thừa hay sớm mùng 1 Tết, người ta đến đình chùa, đền phủ để hái một cành lộc non mang về nhà, với mong muốn được Thần, Phật linh thiêng ban cho tài lộc, may mắn suốt năm.

    Đó là những cành lộc rất nhỏ trên những thân cây có sức sống mạnh mẽ như si, sung, xanh, đa... Họ mang về, treo trước hiên nhà hoặc cắm vào bình hoa, có nơi còn treo ở gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma quỷ, hay có ý báo là đã rước phúc lộc về nhà.

    Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa dân tộc, phong tục hái lộc đầu xuân là một nét đẹp văn hóa. Lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú. Hái lộc ở nơi đền chùa linh thiêng mang ngụ ý xin được hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho để cả năm thuận lợi, phát tài phát lộc.

    Hái lộc Xuân là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam, trong thời khắc giao hòa giữa đất trời thì việc hái lộc về nhà là điều mà nhiều người rất thích, đó là quan niệm mong muốn mang về những điều tốt đẹp với ý nghĩa ''Tống cố, nghinh tân”, xua đi những điều không may mắn trong năm cũ, mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới…

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-goc-y-nghia-tuc-hai-loc-dau-nam-cua-nguoi-viet-a259417.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan