+Aa-
    Zalo

    Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết Trung thu theo quan niệm dân gian

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tết Trung thu không chỉ là thời gian trẻ em được vui chơi mà nó còn là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ.

    Tết Trung thu không chỉ là thời gian trẻ em được vui chơi mà nó còn là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ.

    Nguồn gốc Tết Trung thu

    Tết Trung thu là một nét đẹp văn hóa trong truyền thống dân tộc Việt. Đây cũng được xem là một trong những ngày lễ tết lớn trong dân gian.

    Trung thu là dịp trẻ em được vui chơi - Ảnh: Minh họa

    Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những hoạt động đầu tiên về lễ hội này được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

    Theo Thông tấn xã Việt Nam, văn bia chùa Đọi năm 1121 từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

    Tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Lúc này thời tiết cũng đã chuyển mát, công việc mùa màng đã xong và chờ đợi mùa thu hoạch.

    Có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

    Ý nghĩa tết Trung thu

    Trung thu cũng là dịp con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ - Ảnh: Minh họa

    Theo phong tục người Việt, vào dịp Trung thu bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu. Đồng thời với đó là mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến treo trong nhà để các con rước đèn.

    Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, các bạn nhỏ sẽ được tụ tập lại cùng nhau mang những chiếc đèn với lung linh sắc màu, đa dạng hình dáng cùng nhau đi khắp vùng để rước đèn dưới trăng. Bên cạnh đó, các bạn nhỏ cũng được tham dự bữa tiệc liên hoan văn nghệ múa hát và phá cỗ trăng rằm.

    Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ cũng chính vì thế Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên trong lòng người dân Việt. Mỗi người con dù đi ngược về xuôi thì vẫn luôn cố gắng về đoàn tụ cùng gia đình vào mỗi dịp trung thu về.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-goc-va-y-nghia-ngay-tet-trung-thu-theo-quan-niem-dan-gian-a244793.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan