Bị từ chối làm việc tại những ngân hàng nhỏ ở Việt Nam, sinh viên gốc Việt Phạm Hồng Đăng nuôi quyết tâm theo đuổi "nghề" tài chính khi đánh bại 14 đối thủ khác – bao gồm cả những sinh viên đến từ tốp 8 trường đại học danh giá nhất nước Mỹ – để có một công việc tại phố Wall.
Trước khi trở thành sinh viên Đại học Minnesota Moorhead tại Mỹ, Đăng từng là học sinh khóa 2007-2010 của THPT Amsterdam Hà Nội.
Mơ ước của Đăng là làm việc tại phố Wall - đỉnh cao của nền tài chính thế giới. Sau vài tháng cật lực tìm việc anh đã tìm được công việc mơ ước của mình tại Ngân hàng đầu tư lớn nhất Thụy Sĩ UBS.
Phạm Hồng Đăng. |
Hành trình đến với phố Wall
Trước khi đến với UBS, Đăng đã trải qua nhiều tháng ròng tìm việc. Chàng trai người Hà Thành đã từng gửi 2000 email đến cho tất cả những mối quan hệ quen biết, sắp xếp cuộc gọi đến những sinh viên tiền bối.
Không giống nhiều đối thủ khác, Đăng chưa từng được thực tập tại ngân hàng phố Wall nào. Anh cho biết mình đã bỏ lỡ thời điểm tuyển dụng thực tập sinh của phố Wall một năm trước đó. Anh thậm chí từng gọi điện đến 40 cuộc gọi trong vòng 11 ngày cho những ngân hàng tại Việt Nam - quê hương của mình.
Nhưng việc này cũng hầu như vô ích bởi Việt Nam không có tiền lệ thực tập vào mùa hè. “Tôi đã phải gọi cho họ và thuyết phục họ rằng tôi sẽ làm việc hoàn toàn không công và tôi hứa sẽ làm việc chăm chỉ”, Đăng cho biết. Đam mê nghề nhà băng, Đăng đã từ chối đề nghị thực tập tại một hãng kế toán có tên tuổi chỉ để được làm việc tại một ngân hàng đầu như nhỏ bé tại Hà Nội.
Anh chia sẻ rằng - vòng phỏng vấn cuối cùng tại UBS - đã phải cạnh tranh với sinh viên những trường đai học tốp cao của Mỹ như đại học Columbia, học viện công nghệ Massachusetts và đại học California Berkeley.
Khi Đăng trở về Moorhead, anh rất mong chờ kết quả từ cuộc phỏng vấn UBS. Đăng chia sẻ, “24 giờ sau khi trở về tôi chẳng thể rời chiếc điện thoại của mình”. Đến 5 giờ chiều hôm đó Đăng vẫn chưa nhận được cuộc gọi nào và anh nghĩ mình đã trượt. Và thật bất ngờ khi anh đang đi xe buýt thì bất ngờ nhận được cuộc gọi từ người giám đốc đã phỏng vấn mình.
Chia sẻ cảm giác lúc nhận được cuộc gọi, Đăng nói: “Tôi biết ngay rằng tôi đã nhận được công việc đó. Giây phút đó giống như là...11 tháng làm việc cật lực của tôi, 11 tháng tôi lăn lộn và làm mọi thứ tôi có thể đã được bù đắp”.
Mark Anderson, một phó giáo sư tại đại học bang Minnesota đồng thời chủ tịch Tập đoàn tài chính Black Ridge cho rằng Phạm là một “của hiếm”. Đăng cũng rất cảm ơn ông Anderson chính là người thầy đã mở cánh cả đến với nền công nghiệp ngân hàng đầu tư cho anh.
Để bước vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư ngay còn khi chưa tốt nghiệp thực sự là một mục tiêu “khó nhằn” nhưng ông Anderson cho biết ông vô cùng vinh dự khi được trợ giúp một sinh viên đặc biệt như vậy. Phạm đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách vì hầu như các ngân hàng có truyền thống kết thúc việc tuyển thực tập sinh từ mùa hè năm trước đó rồi.
Sẵn sàng cho Phố Wall
Tràn đầy hy vọng và vui mừng dù anh hiểu rõ lịch làm việc khắc nghiệp từ 9 giờ sáng đến 2 giờ sáng hôm sau của một nhân viên phân tích tài chính Phố Wall cũng như thế giới tràn đầy áp lực của nền tài chính nổi tiếng này.
Anh cho rằng quá trình chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho công việc này của anh sẽ giúp anh nhanh chóng thích nghi: “Quá trình xin việc khốc liệt thực sự đã thay đổi bản thân tôi. Nó khiến tôi trở nên trưởng thành và mong muốn hoàn thiện bản thân hơn bao giờ hết. Đó là một quá trình khốc liệt nhưng đã khiến tôi cảm thấy sẵn sàng lao vào công việc vất vả tiếp tới”.
Sau khi tốt nghiệp vào tháng 5/2014, Đăng đã bắt đầu công việc tại UBS hai tháng sau đó.