+Aa-
    Zalo

    Người Trung Quốc tiêu tiền như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đại gia Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với cách tiêu tiền không "run tay". Vậy tầng lớp trung lưu, lực lượng tiêu dùng chính của TQ thì tiêu tiền như thế nào?

    (ĐSPL) - Đại gia Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với cách tiêu tiền không "run tay". Vậy tầng lớp trung lưu, lực lượng tiêu dùng chính của Trung Quốc đang kiếm tiền và sử dụng tiền như thế nào?

    Với 770,4 triệu người, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc là lực lượng đông nhất thế giới. Nhưng tầng lớp trung lưu của nước này lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thị trường tiêu dùng Trung Quốc.

    Theo Goldman Sachs, Quốc hội Trung Quốc mới đưa ra mục tiêu sẽ tạo ra ít nhất 10 triệu công việc ở khu vực thành thị, việc này chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ dân số, song điều này sẽ tăng đáng kể lực lượng cho tầng lớp trung lưu. Mặc dù thị trường hàng hóa xa xỉ của Trung Quốc thu hút nhiều sự chú ý của thế giới, tuy nhiên việc tiêu dùng các loại nhu yếu phẩm lại thể hiện được nhiều hơn về cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc.

    Vậy tầng lớp trung lưu, lực lượng tiêu dùng chính của Trung Quốc đang kiếm tiền và sử dụng số tiền đó như thế nào?

    Phần đông người Trung Quốc kiếm tiền và chi tiêu ít hơn so với người Mỹ

    Tạp chí Hồ Nhuận mới đây nói rằng thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã vượt qua thành phố New York của Mỹ về số tỷ phú. Ngoài ra, số người di cư từ nông thôn ra thành phố ở Trung Quốc đã đạt mức cao nhất trong lịch sử thời hiện đại.

    Tuy vậy, mức lương trung bình hàng năm của người lao động ở Trung Quốc mới chỉ đạt 56.360 Nhân dân tệ, tương đương 8.655 USD, vào năm 2014. Goldman Sachs ước tính, 387 triệu lao động nông thôn Trung Quốc, tức khoảng một nửa lực lượng lao động của nước này, có thu nhập 2.000 USD/người/năm.

    Cũng theo Goldman Sachs, người tiêu dùng Trung Quốc trung bình tiêu 7 USD/ngày. Thực phẩm và quần áo chiếm gần một nửa toàn bộ chi tiêu cá nhân; 9,2\% dành cho các hoạt động giải trí nhưdu lịch, ăn tại nhà hàng, thể thao, và chơi game.

    Trong khi đó, một người Mỹ trung bình chi 97 USD/ngày, trong đó 17,3\% dành cho các hoạt động giải trí.

    Người tiêu dùng Trung Quốc trung bình tiêu 7 USD/ngày. (Ảnh minh họa).

    Du lịch ít nhưng chi tiêu nhiều

    Chỉ 4\% dân số Trung Quốc có hộ chiếu, so với 35\% tại Mỹ. Tuy nhiên, 4\% này chi tiêu tới 200 tỷ USD tại nước ngoài mỗi năm, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, theo Goldman Sachs.

    Phần lớn chi tiêu cho du lịch được đóng góp từ tầng lớp trung bình thành thị và Goldman Sachs ước tính, trong 1 thập kỷ tới sẽ có 12\% dân số Trung Quốc có hộ chiếu.

    Mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc đang tăng trưởng chóng mặt

    Mua sắm trực tuyến chiếm khoảng 16\%, tương đương 672 tỷ USD, tổng tiêu dùng ở Trung Quốc. Một nửa hoạt động này diễn ra trên điện thoại di động - theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường eMarket.

    Vào năm 2013, Trung Quốc chiếm 35\% tổng chi mua sắm trên mạng của toàn thế giới. Theo ước tính, đến năm 2018, người Trung Quốc sẽ chi cho mua sắm trực tuyến nhiều hơn phần còn lại của thế giới.

    Người Trung Quốc chi ngày càng nhiều cho chăm sóc sức khỏe

    Từ năm 2004-2011, số tiền mà người Trung Quốc chi cho chăm sóc sức khỏe cá nhân đã tăng hơn gấp đôi, đạt mức 102,25 USD/người/năm, từ mức 51,05 USD/người năm. Cuộc sống khấm khá hơn và các chính sách của Chính phủ Trung Quốc đã gia tăng nhận thức của người dân về các vấn đề sức khỏe.

    Doanh thu thị trường vitamin và thực phẩm chức năng ở Trung Quốc đã tăng bùng nổ trong những năm gần đây. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 công bố vào năm 2011 của Trung Quốc đã lần đầu tiên đề cập đến ngành dinh dưỡng và thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

    Công ty nghiên cứu thị trường Mintel dự báo doanh thu thị trường vitamin và thực phẩm bổ sung ở Trung Quốc sẽ đạt mức 5,3 tỷ USD vào năm 2017, tăng 214\% so với cách đó 1 thập niên.

    Dùng hàng nhái là mốt

    Ở một mức độ nào đó, người Trung Quốc đã khá quen với việc sử dụng hàng nhái. Một số người trong đó thậm chí còn coi việc mua hàng nhái (fake) là thời trang, thời thượng. Một làn sóng “Văn hóa hàng fake” đã lan tỏa khắp cả nước.

    Khu vực “Hoa Cường Bắc” ở thành phố Thâm Quyến là trung tâm của các loại điện thoại di động nhái. Đi bộ dọc theo những con hẻm hay đường phố ở Hoa Cường Bắc, bạn sẽ được những người bán điện thoại di động nhái chèo kéo mua hàng.

    Trả giá – “môn thể thao lạ lùng” của người tiêu dùng?

    Khi mua đồ tại các cửa hàng ở Trung Quốc, mọi người thường xuyên gặp phải tình huống người mua và người bán không thống nhất được về giá sau hàng loạt các trả giá lên xuống. Đến khi người mua quyết định không mua và đi về phía cửa thì người bán sẽ hét to: “Nào, quay lại đây. Tôi bán lỗ cho ông đấy nhé!”

    Khi lần đầu tiên gặp phải tình huống này, bạn có thể cảm thấy rằng cả hai bên đều đang nghiêm túc với việc trả giá. Tuy nhiên, khi gặp chuyện này nhiều lần, bạn sẽ bắt đầu thấy khác. Trong con mắt của người nước ngoài, kiểu trả giá này chẳng có nghĩa lý gì cả

    Đại gia Trung Quốc tiêu tiền ra sao?

    Những đại gia mới nổi ở Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội để phô trương của cải, từ việc tậu xe, sắm đồ hiệu, mua nhà hoặc thậm chí cặp kè với tình nhân có vẻ ngoài giống minh tinh.

    Đi chợ với osin robot

    Một người đàn ông giàu có ít học ở tỉnh Quảng Đông đã khoe của theo cách cách khác, đó là tuyển dụng người hầu robot. Những hình ảnh được chính người này chia sẻ cho thấy vị đại gia đã đi mua sắm tại một siêu thị vào giữa tuần qua. Đi cùng ông ta không phải là vợ hay bạn gái, mà là 8 robot mặc đồ giống osin.

    Khi ông ta chọn hàng tại một quầy bán trang sức, các robot đứng chờ phía sau, với nước uống, khăn và áo khoác trên tay. Chúng nhanh chóng đi theo chủ nhân sau khi ông này trả tiền và rời siêu thị, tờ National Business Daily đưa tin.

    Những đại gia mới nổi ở Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội để phô trương của cải, từ việc tậu xe, sắm đồ hiệu, mua nhà hoặc thậm chí cặp kè với tình nhân có vẻ ngoài giống minh tinh. 

    'Đeo' khỉ tí hon thay nhẫn kim cương

    Trước đó, cư dân mạng không khỏi choáng trước thú nuôi khỉ cảnh tí hon của nhà giàu Trung Quốc, đây được coi là quà tặng lý tưởng trong dịp năm mới. Trên mạng xã hội Weibo, một chủ tiệm trang sức họ Chen đăng ảnh khoe chú khỉ lùn như một món đồ trang sức. "Báo đốm tuyết và sếu đầu đỏ chẳng là gì trong số quà tặng năm mới của tôi. Xin mời gặp Xiao Shen", Chen viết.

    Khỉ lùn pygmy marmoset (Cebuella pygmaea), loài khỉ nhỏ nhất thế giới, là động vật bản xứ ở những cánh rừng mưa vùng phía Tây lòng chảo Amazon thuộc Nam Mỹ. Tại Trung Quốc, chúng đang được rao bán trái phép với giá hơn 4.500 USD.

    People's Daily hôm qua đưa tin, giống khỉ tí hon có biệt danh là "khỉ ngón tay cái" và có thể thay thế vị trí của những chiếc nhẫn kim cương xa xỉ trên tay các phú gia. Theo Chen chia sẻ với những người quan tâm, con khỉ lùn tên Xiao Shen mà ông đang sở hữu có giá 4.564 USD.

    "Việc mua bán khỉ lùn là bất hợp pháp. Nhiều cơ quan chính phủ đang giám sát hoạt động này", một chuyên gia của chính phủ Trung Quốc cho biết. Theo phát ngôn viên của Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới, khỉ lùn là động vật hoang dã và chúng phải sinh sống trong môi trường tự nhiên. "Chúng có những nhu cầu đặc biệt khó có thể đáp ứng ở môi trường trong nhà. Việc giữ khỉ lùn làm thú nuôi là hành vi không chỉ độc ác mà còn vô trách nhiệm", người phát ngôn nhấn mạnh.

    Dốc tiền để làm 'chúa đảo'

    Với những đại gia thích ngắm sao hay tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành, họ sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đô để mua đứt một hòn đảo ngoài khơi. Năm ngoái, Hiệp hội Các Chủ đảo Trung Quốc vừa đứng ra tổ chức hội nghị dành cho các chủ đảo Trung Quốc lần thứ 2, bên lề một hội chợ chuyên về hàng xa xỉ như du thuyền, siêu xe, máy bay cá nhân tại tỉnh Quảng Đông. Giữa dàn người mẫu mặc bikini, các "chúa đảo" Trung Quốc ngồi bàn luận say sưa về việc xây dựng "vương quốc" các hòn đảo trong mơ.

    Mới đây, việc một phụ nữ Trung Quốc có tên là Wendy Weimei sẵn sàng bỏ ra 5,6 triệu USD để mua đảo Slipper Island - nằm phía Bắc đảo Coromandel của New Zealand để tặng con gái mình làm quà đã làm nhiều người sửng sốt. Trước đó, trang mua bán trực tuyến của Trung Quốc là Taobao cũng đưa 4 hòn đảo tại Hy Lạp, Anh và Canada lên đấu giá trên mạng và 3 trong số đó được bán chỉ trong vòng vài giờ.

    "Mua các đảo riêng ở nước ngoài ngày càng phổ biến ở Trung Quốc", anh Grammy Leung, 31 tuổi làm nghề tư vấn công nghệ thông tin, một "chúa đảo" thuộc Hiệp hội Các chủ đảo nói trên cho biết. Anh này đã bỏ ra 80.000 USD vào năm ngoái chỉ để mua một ốc đảo nhỏ rộng khoảng 1,6 ha ở trên hồ Nova Scotia ở Canada và giờ đây, anh này đang có mong muốn tìm mua thêm một hòn đảo khác ở ngoài khơi

    Ông Farrhad Vladi, chủ của công ty chuyên môi giới và mua bán đảo Vladi Private Islands cho biết, thị trường Trung Quốc đang phát triển mạnh, không giống như nhiều người phương Tây mua đảo để làm của riêng, người Trung Quốc thường có xu hướng mua để đầu tư".

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-trung-quoc-tieu-tien-nhu-the-nao-a138854.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lịch thi đấu EURO 2016 ngày 2/7

    Lịch thi đấu EURO 2016 ngày 2/7

    (ĐSPL) - Đại chiến giữa Đức vs Italia là trận tứ kết được chờ đợi nhất ở EURO 2016. Đây cũng được coi là trận chung kết sớm của giải.