Người phụ nữ suýt nguy kịch vì ăn rau thay cơm Đời Sống Pháp Luật
    +Aa-
    Zalo

    Người phụ nữ suýt nguy kịch vì ăn rau thay cơm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi tìm hiểu thói quen ăn uống của bệnh nhân, bác sĩ cho rằng chính hành động triệt để loại bỏ tinh bột trong thực đơn hàng ngày là căn nguyên vấn đề.

    Vào năm 2016, bà Ngô (52 tuổi, Trung Quốc) được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Từ đó đến nay, người phụ nữ luôn uống thuốc theo chỉ định nhằm kiểm soát lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, bà Ngô còn hạn chế tinh bột với mong muốn cải thiện tình trạng bệnh.

    Tuy nhiên, sau nửa năm tránh xa các loại lương thực chính, tình trạng sức khỏe của bà không tốt mà còn xấu hơn. Một lần, bà Ngô đang đứng thì ngất xỉu, được người nhà nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

    Các bác sĩ nhận thấy lượng đường trong máu của bà Ngô tăng đến mức báo động, chẩn đoán nhiễm toan ceton. May mắn rằng do được đưa đến bệnh viện kịp thời nên bà đã vượt qua được cơn nguy kịch.

    Bà Ngô cảm thấy vô cùng khó hiểu bởi người phụ nữ cảm thấy mình sinh hoạt rất điều độ, việc ăn uống cũng không hề vô tổ chức. Tuy nhiên, bác sĩ nói rằng chính hành động triệt để loại bỏ thực phẩm chính như cơm trong thực đơn hàng ngày là căn nguyên vấn đề.

    bo an tinh bot 1
    Loại bỏ tinh bột khiến bệnh nhân tiểu đường gặp nguy hiểm.

    Vì sao người bệnh tiểu đường không nên bỏ ăn tinh bột?

    Glucose (đường) được tạo ra từ các thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày (cơm, bún, phở...) là nguồn năng lượng nuôi cơ thể. Ruột hấp thụ glucose, giải phóng qua máu và đến các tế bào. Glucose dư thừa được lưu trữ dưới dạng glycogen ở gan. Giữa các bữa ăn hoặc khi đang ngủ, gan chuyển đổi glycogen thành glucose thông qua một quá trình gọi là glycogenesis. Nhờ đó, cơ thể duy trì lượng đường trong máu lưu thông đều đặn, cung cấp năng lượng cho các tế bào.

    Quá trình vận chuyển glucose vào máu luôn cần có hormone insulin do tuyến tụy tiết ra. Tuyến tụy của người bệnh tiểu đường không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả nên đưa glucose vào tế bào bị gián đoạn. Sự thiếu hụt hay thừa glucose đều gây ra nhiều vấn đề lớn cho sức khỏe như: tăng đường huyết, hạ đường huyết, biến chứng lên thận, mắt, tim, mạch máu...

    Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần glucose để hoạt động. Trong đó, não cần nhiều glucose nhất. Các tế bào thần kinh liên tục sử dụng glucose cho hoạt động suy nghĩ, học tập, ghi nhớ, làm việc... Nếu không nhận đủ glucose, các tế bào thần kinh không thể kết nối với các tế bào khác. Ngoài ra, sự gián đoạn nồng độ glucose trong máu có thể dẫn đến nhiều chứng rối loạn não.

    Người bệnh tiểu đường không nên cắt toàn bộ tinh bột đường trong chế độ ăn hàng ngày. Thay vào đó, người bệnh cần ăn tinh bột với lượng vừa đủ để tránh đường huyết tăng cao. Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường là ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, trong đó, giảm tinh bột, tăng cường các nhóm đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất...

    Người bình thường có thể ăn 60% là lượng bột đường, 40% còn lại là các chất khác. Nhưng người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 50% hoặc tối đa 55% chất bột đường.

    Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người mà lượng tinh bột khác nhau. Phụ nữ thấp, nhẹ cân, không vận động nặng, mỗi bữa có thể ăn khoảng 2/3 đến một chén cơm. Người nam cao to, cơ bắp nhiều, hoạt động thể dục thể thao liên tục có thể ăn hai chén cơm trong một bữa.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-phu-nu-suyt-nguy-kich-vi-an-rau-thay-com-a567242.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tin cùng chuyên mục
    Nổi bật trong ngày