+Aa-
    Zalo

    Người nuôi tôm điêu đứng vì tin đồn thất thiệt

    (ĐS&PL) - Gần đây lan truyền thông tin thức ăn tôm của một số nhà sản xuất sử dụng Ethoxyquin vượt mức cho phép khiến giá tôm sụt giảm mạnh.

    Ông Nguyễn Văn Thái, chủ đầm tôm tại Bạc Liêu cho biết, trong mấy ngày qua, thông tin các hộ nuôi tôm sử dụng thức ăn thuỷ sản có chất Ethoxyquin vượt mức cho phép đã gây hoang mang cho bà con nông dân. Thời gian qua, lợi dụng cơ hội giá tôm xuống do nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường nhập khẩu giảm, một số đối tượng tung tin đồn về việc nếu sử dụng thức ăn có chứa Ethoxyquin thì sẽ không bán được tôm hoặc bán với giá thấp hơn 4.000 - 5.000 đồng/kg. "Vì tin đồn thất thiệt mà chúng tôi đang bị thương lái ép giá, chúng tôi hết sức lo lắng nếu tình trạng này kéo dài, cơ quan chức năng không vào cuộc làm rõ để người dân sớm ổn định sản xuất", ông Thái cho biết.

    nguoi nuoi tom dieu dung vi tin don that thiet
    Người nuôi tôm điêu đứng vì tin đồn thất thiệt

    Được biết, Ethoxyquin làchất chống ôxy hóa tổng hợp được sử dụng trong bảo quản nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như bột cá, dầu cá, bột gan mực, đặc biệt là nguồn bột cá từ Peru, Chilê - hai quốc gia có nguồn bột cá tốt nhất thế giới.

    Thức ăn thủy sản do có hàm lượng chất béo cao và thành phần của chất béo chứa nhiều acid béo không no nên dễ bị ôxy hóa trong quá trình chế biến và bảo quản. Khi bị ôxy hóa, thức ăn sẽ có mùi ôi và mất đi các acid béo thiết yếu, các vitamin tan trong dầu như A, D, E, carotenoids bị phá hủy làm giá trị dinh dưỡng của thức ăn bị giảm. Do đó, việc bổ sung chất chống ôxy hóa trong thức ăn thủy sản là cần thiết.

    Hiện nay một số thị trường nhập khẩu tôm cũng đã có quy định về dư lượng Ethoxyquin trong tôm, chẳng hạn như Nhật Bản là 0,2 ppm hay Mỹ là 0,5 ppm.

    Ở nước ta, ngày 9-3-2020, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 04/2020/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, trong đó có quy định về hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn nuôi tôm công nghiệp không vượt quá 150 ppm.

    Trả lời PV, đại diện Công ty TNHH Thức ăn Thủy sản GrowMax cho biết, đây là chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh của một công ty đối thủ nhắm vào một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản có sử dụng Ethoxyquin.

    Vị lãnh đạo này khẳng định, với ngưỡng giới hạn cho phép của Ethoxyquin trong thức ăn là 150 ppm, được quy định Thông tư 04/2020/TT-BNNPTNT ngày 9-3-2020 của Bộ NN&PTNT thì các sản phẩm của GrowMax luôn được duy trì ở mức 30 ppm, tức chỉ bằng 20% so với mức trần.

    Theo Công ty GrowMax, những tin đồn vô căn cứ này không những làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, thương hiệu doanh nghiệp, mà còn gây thiệt hại nặng nề đến người nuôi tôm Bạc Liêu nói riêng, người nuôi tôm cả nước chung, làm giảm uy tín của con tôm Việt Nam.

    Trước tình hình đó, doanh nghiệp này cho biết đã gửi đơn tố cáo đến Công an tỉnh Bạc Liêu để cơ quan chức năng này sớm vào cuộc, xác minh thông tin và có biện pháp xử lý nghiêm minh trước pháp luật về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng cách xuyên tạc, bịa đặt, vu khống và tuyên truyền sai sự thật như trên để tránh ảnh hưởng gây thiệt hại quá lớn đến doanh nghiệp cũng như người nuôi tôm tại Bạc Liêu, các tỉnh ĐBSCL và người nuôi tôm cả nước.

    Ngoài ra, công ty cũng kiến nghị Sở NN&PTNT các địa phương có thể đưa lực lượng thanh tra nông nghiệp vào cuộc, xác minh và xử lý nếu có sự cạnh tranh không lành mạnh và nguy hiểm này.

    Theo Gia Đình Việt Nam

    Link nguồn: https://giadinhonline.vn/nguoi-nuoi-tom-dieu-dung-vi-tin-don-that-thiet-d191233.html?fbclid=IwAR0_9k22JKtBfJTm7YeZoXOlGfTqa15SyaI_k7f_tL-sOnGopABpvYzHG0U

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-nuoi-tom-dieu-dung-vi-tin-don-that-thiet-a576758.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan