+Aa-
    Zalo

    Người lấy ví của cầu thủ Duy Mạnh, quẹt thẻ mua đồ bị xử lý ra sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Luật sư cho biết, mọi hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép những tài sản đó đều là vi phạm pháp luật và sẽ bị áp dụng các chế tài hành chính, hình sự theo quy định.

    Ngay ở ngày đầu tiên tập trung Đội tuyển Việt Nam, trung vệ Đỗ Duy Mạnh đã không may mắn làm rơi ví và không lâu sau đó Duy Mạnh phát hiện thẻ bị mất cắp của anh đã được sử dụng tại cửa hàng của một hệ thống bán đồ công nghệ.

    Trên trang cá nhân Duy Mạnh thông báo: “Trong lúc di chuyển tại sân bay Tân Sơn Nhất (10g-11g30) mình bị mất ví, trong đó có nhiều giấy tờ cá nhân mang tên Đỗ Duy Mạnh. Thẻ ngân hàng đã bị đánh cắp và chi tiêu tại XXX Shop (hiện chưa liên lạc được hỗ trợ để xác định chi tiêu tại chi nhánh nào và tìm ra người sử dụng).

    nguoi lay vi cua cau thu duy manh bi xu ly ra sao

    Duy Mạnh mất ví khi trên đường hội quân cùng đội tuyển Việt Nam.

    Vợ Duy Mạnh cho biết đã liên hệ với lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất để trích xuất camera, tìm người nhặt được ví. Trường hợp này, người nhặt ví có thể bị xử lý ra sao?

    Trao đổi với PV, Luật sư Đỗ Ngọc Anh – Giám đốc Công ty Luật Đỗ Gia Việt (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Nhặt được của rơi trả lại người đã mất; đây là một trong những nghĩa cử cao đẹp, của nhân dân ta. Tuy nhiên, đôi khi không phải lúc nào, cũng tìm được người đánh mất để trả lại.

    Tại Điều 230 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu; đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau: “Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi; bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên; thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo; hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất; để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại”.

    nguoi lay vi cua cau thu duy manh bi xu ly ra sao1
    Luật sư Đỗ Ngọc Anh – Giám đốc Công ty Luật Đỗ Gia Việt.

    Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 trong trường hợp nhặt được của rơi; không tìm được người đánh rơi để trả lại. Người nhặt được của rơi có thể giao nộp cho UBND xã hoặc công an địa phương để tìm; người đã mất trả lại.

    “Như vậy, mọi hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép những tài sản đó đều là vi phạm pháp luật và sẽ bị áp dụng các chế tài hành chính, hình sự theo quy định”, Luật sư Ngọc Anh phát biểu.

    Theo khoản 2, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, người có hành vi Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng. Ngoài ra, người đó buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm.

    Dưới góc độ hình sự, trong trường hợp giá trị tài sản từ 10 triệu đồng trở lên, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội Chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng sẽ bị xử lý về tội Chiếm giữ trái phép tài sản với khung hình phạt là phạt tiền 10-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng tới 2 năm.

    Trường hợp giá trị tài sản trên 200 triệu đồng, chế tài áp dụng sẽ là phạt tù 1-5 năm.

    Cùng trao đổi về sự việc này, Luật sư Trương Công Đức (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, trong tình huống này, cần xác định chính xác số tiền Duy Mạnh bị chiếm đoạt là bao nhiêu. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để xác định chế tài xử lý phù hợp đối với người nhặt được ví và tiêu tiền.

    Bộ luật Dân sự 2015 quy định, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên, thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó. Không biết địa chỉ của người đánh rơi thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

    Luật sư Đức cho biết thêm, sau 1 năm thông báo công khai, nếu không có ai nhận tài sản thì sẽ xử lý như sau:

    Tài sản có giá trị thấp hơn hoặc bằng 10 tháng lương cơ sở: Người nhặt được của rơi trở thành chủ sở hữu và được nhận tài sản

    Trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn 10 tháng lương cơ sở, thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

    “Như vậy, pháp luật không cấm cá nhân xác lập quyền sở hữu đối với tài sản nhặt được. Tuy nhiên, việc xác lập quyền sở hữu phải tuân thủ đúng quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Mọi hành vi chiếm giữ, sử dụng tài sản trái phép đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”, Luật sư Đức nhấn mạnh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-lay-vi-cua-cau-thu-duy-manh-quet-the-mua-do-bi-xu-ly-ra-sao-a551525.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hoàng Đức và Duy Mạnh sẽ chuẩn bị “chiếm lĩnh” cộng đồng Viber dành riêng cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam

    Hoàng Đức và Duy Mạnh sẽ chuẩn bị “chiếm lĩnh” cộng đồng Viber dành riêng cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam

    Tiếp nối thành công của kênh Việt Nam Tiến Lên, nền tảng trực tuyến hàng đầu dành cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam cùng tương tác và trải nghiệm tính năng hoàn toàn mới. Trong tháng 3 này, Viber đang tiến đến mục tiêu chiến lược khác với những cầu thủ đang được yêu mến, Hoàng Đức và Duy Mạnh, sẽ lần lượt lên sóng trên kênh Việt Nam Tiến Lên!