Một người đàn ông ở Ấn Độ nghe tiếng động dưới giường của mình nên chiếu đèn từ điện thoại xuống xem thì hoảng loạn phát hiện con rắn hổ mang chúa trưởng thành.
[presscloud]5999[/presscloud]
Nguồn: Newsflare
Chuyên gia bắt rắn đã đến ngay sau đó. Con rắn dài tới 3,7m cố gắng chạy trốn nhưng nó vẫn bị bắt và thả được vào rừng.
Rắn hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 m.
Rắn hổ mang chúa có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Loài rắn này tiết ra chất độc và chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi. Trong nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho con mồi bị tê liệt thần kinh và hôn mê. Trong một số trường hợp loài rắn này không phóng ra nọc độc khi cắn.
Sau khi cắn vào con mồi, rắn sẽ bắt đầu nuốt con mồi đang giãy giụa trong khi nọc độc bắt đầu quá trình tiêu hóa mồi. Rắn hổ mang chúa, giống như tất cả các loài rắn, có quay hàm linh hoạt. Bộ xương hàm được kết nối bởi các dây chằng mềm dẻo như dây cao su, cho phép xương hàm dưới di chuyển độc lập. Điều này cho phép rắn nuốt cả con mồi của nó, cũng như cho phép rắn nuốt con mồi lớn hơn nhiều so với phần đầu.
Cự Giải (T/h)