Do lượng xe đổ về ít và người dân cũng chưa đi làm nên chưa có tình trạng kẹt xe kéo dài. Ở các bến xe cũng có lượng xe ra vào phù hợp, chưa quá đông đúc.
Hình ảnh những chiếc xe gắn máy với lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại TP.HCM là điều thường thấy ở người dân có quê ở miền Tây Nam bộ, sau khi nghỉ Tết. Ảnh: Báo Dân Việt |
Sáng 29/1, tức ngày mùng 5 Tết - ngày nghỉ cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tại các bến xe, nhà ga ở TP.HCM, người dân đã bắt đầu đổ về nhưng vẫn chưa đông.
Ghi nhận tại Bến xe miền Đông, tuy lượng xe đổ về bến có tăng hơn so với ngày thường nhưng không quá đông. Lượng xe khách ra vào bến không tấp nập, nhộn nhịp trả hành khách như mọi năm.
Tại khu vực trả khách, lác đác vài chiếc xe 16 - 29 chỗ từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũ Tàu, thỉnh thoảng mới có chiếc xe giường nằm từ các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung đến trả khách.
Trong khi đó, tại bến xe miền Tây, ngày 29/1 lại là cao điểm hành khách đổ về TP HCM, với dự báo khoảng 52 - 54.000 khách, thấp hơn so với cao điểm phục vụ trước Tết là 63.000 lượt khách do khách tỉnh hay xuống dọc đường hoặc đi xe máy lên TP…
Theo lãnh đạo Bến xe miền Tây, tình hình trong bến xe ổn định và về cơ bản bến xe đã hoàn thành kế hoạch phục vụ cao điểm Tết Nguyên đán 2020.
Vào khoảng 15h cùng ngày, khu vực từ Bến Lức (Long An) đến khu vực vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân, TPHCM) dòng người từ các tỉnh miền Tây đang nối đuôi nhau trở lại TP HCM. Tuy vậy, chưa có tình trạng kẹt xe kéo dài.
Một số khách mua vé đi về các tỉnh miền Tây. Ảnh: Dân Trí |
Khu vực Bến xe miền Tây lưu thông cũng khá bình ổn. Ảnh: Dân Trí |
Chưa xảy ra tình trạng kẹt xe tại cửa ngõ phía Tây thành phố. Ảnh: Dân Trí |
Ảnh: Dân Trí |
Ảnh: Dân Trí |
Ảnh: Báo Dân Việt |
Hành khách tại ga Sài Gòn. Ảnh: VOV |
Mộc Miên (T/h)