Đau dạ dày là một trong những bệnh đường tiêu hóa rất thường gặp. Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để hỗ trợ việc điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát. Ăn uống điều độ và không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng là nguyên tắc ăn uống đặc biệt quan trọng với người bệnh đau dạ dày.
Người đau dạ dày ăn gì vào buổi sáng?
Súp:Súp là món ăn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, vừa dễ tiêu hóa vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất quan trọng. Do đó súp là một gợi ý lý tưởng, có thể hoàn toàn an tâm để đưa vào bữa ăn cho người đau dạ dày. Súp cùng một số thực phẩm mềm khác như ngũ cốc hay yến mạch nấu nhừ giúp dạ dày co bóp nhẹ nhàng, dễ dàng hơn và không kích thích các vùng niêm mạc đang bị viêm loét.
Canh: Việc ăn một chén canh vào mỗi bữa sáng có thể làm giảm áp lực lên dạ dày, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn và hỗ trợ quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Không chỉ vậy, món canh còn giúp bù nước, bù muối khoáng cho cơ thể, đồng thời cũng kiểm soát tốt các triệu chứng nôn ói và tiêu chảy của người bệnh đau dạ dày.
Cháo: Với đặc tính mềm nhuyễn và lỏng mịn, cháo là một món ăn không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng và rất dễ tiêu hoá. Gạo là thành phần chính của các món cháo, có khả năng tạo nên một lớp màng tráng mỏng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của axit dịch vị, đồng thời ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng viêm loét dạ dày. Do đó, cháo là lựa chọn hoàn hảo của bữa sáng cho người đau dạ dày, giúp giảm thiểu áp lực lên dạ dày, hạn chế các các cơn đau cũng như triệu chứng nôn ói do bệnh gây ra. Cháo là lựa chọn hoàn hảo của bữa sáng cho người đau dạ dày
Bánh mì: Bên cạnh món súp, canh và cháo, bánh mì có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng cho người bị đau dạ dày. Thành phần chính của bánh mì là tinh bột, sẽ hấp thu bớt lượng axit dư thừa trong dịch vị. Nhờ vậy mà các cơn đau dạ dày ít xuất hiện hơn.
Thực phẩm nhiều tinh bột: Bên cạnh bánh mì, người bệnh đau dạ dày có thể bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột khác như: cơm, khoai tây, khoai lang, ... vào danh sách món ăn hàng ngày. Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu tinh bột vào mỗi buổi sáng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và nhẹ nhàng, đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Trứng: Trứng chứa nhiều protein và rất tốt cho dạ dày. Trứng ăn cùng với bánh mì chính là bữa sáng tiện lợi mang đến nguồn năng lượng dồi dào. Với hàm lượng protein dồi dào và phong phú, trứng gà là loại thực phẩm vừa dễ tiêu hóa vừa bổ dưỡng.
Sữa tươi:Với thành phần chứa nhiều protein, canxi, vitamin và chất sắt, sữa tươi không chỉ cho sức khỏe tổng thể mà còn góp phần thúc đẩy quá trình điều trị đau dạ dày. Uống một ly sữa tươi vào mỗi buổi sáng giúp phục hồi vết loét và nhanh chóng chữa lành tổn thương ở dạ dày. Tuy nhiên, cần ăn sáng với một món dễ tiêu hóa trước khi uống sữa, vì nếu uống sữa tươi khi bụng đang đói dễ khiến cho tình trạng đau dạ dày càng thêm nghiêm trọng.
Sữa chua và các thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua, phô mai và các thực phẩm giàu probiotic giúp xoa dịu vị trí niêm mạc dạ dày bị viêm loét, nhanh chóng cải thiện cơn đau và rút ngắn quá trình chữa bệnh. Mặc dù có vị chua nhẹ nhưng sữa chua lại rất tốt cho hệ tiêu hóa. Thành phần axit lactic trong sữa chua góp phần cải thiện các bệnh lý về dạ dày, đồng thời ức chế hoạt động của nhiều loại vi trùng, trong đó có xoắn khuẩn Helicobacter pylori.
Rau xanh, hoa quả chứa ít chất xơ: Rau củ và trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên ăn rau củ trái cây chứa quá nhiều chất xơ vì sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh hơn, tăng áp lực cho hệ tiêu hóa. Những loại rau củ trái cây giàu vitamin và khoáng chất nhưng ít chất xơ có công dụng làm giảm triệu chứng đau dạ dày, khó tiêu và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.