+Aa-
    Zalo

    Ngủ dậy thấy tay yếu liệt bên phải, nữ sinh 20 tuổi phát hiện căn bệnh không ngờ

    (ĐS&PL) - Nữ sinh 20 tuổi đột ngột bị yếu liệt tay sau khi ngủ dậy nguyên nhân từ thói quen nhiều bạn trẻ mắc phải

    Theo Bệnh viện Đa khoa Medlatec, mới đây, Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ đã tiếp nhận trường hợp cô gái trẻ Đ.T.T.H (20 tuổi, Thái Bình) đến khám do đột nhiên bị yếu liệt tay bên phải sau khi ngủ dậy.

    Qua khai thác lâm sàng được biết vào ngày hôm trước, bệnh nhân vẫn đi làm và sinh hoạt hoàn toàn bình thường, không bị chấn thương hay dấu hiệu hoạt động quá sức vùng cánh tay.

    Sau khi đi làm về, H ăn uống và tắm rửa (bệnh nhân có thói quen tắm muộn do đặc thù công việc). Khi ngủ dậy vào sáng hôm sau, H cảm thấy đau nhức vùng cổ vai gáy dữ dội kèm theo khó cử động các ngón tay bên phải, phần cánh và cẳng tay cùng bên tê bì, không thể vận động được, các triệu chứng tương tự sau đó bắt đầu xuất hiện ở tay bên trái.

    Nghi ngờ có tổn thương về hệ thần kinh, bác sĩ chỉ định người bệnh chụp cộng hưởng từ vùng cổ để quan sát chi tiết về tủy cổ, đám rối thần kinh cánh tay và phần mềm vùng cổ.

    ngu-day-thay-tay-yeu-liet-ben-phai-co-gai-20-tuoi-phat-hien-can-benh-khong-ngo.jpg

    ngu-day-thay-tay-yeu-liet-ben-phai-co-gai-20-tuoi-phat-hien-can-benh-khong-ngo.jpg

    Trên hình ảnh chụp MRI phát hiện tổn thương tăng tín hiệu trong tủy cổ đoạn ngang mức đốt sống C3-C6, chủ yếu ở cột tủy trước, ưu thế bên phải, không thấy khối choán chỗ. Các bác sĩ tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC kết luận đây là dạng tổn thương của bệnh viêm tủy.

    Các bác sĩ cho biết, viêm tủy là tình trạng tủy sống bị viêm nhiễm, có thể làm tổn thương myelin và sợi trục gây ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền và phản xạ của người bệnh.

    Bệnh thường khởi phát bằng hội chứng nhiễm khuẩn, sốt ở nhiều mức độ khác nhau hoặc có thể không sốt, kèm theo đau dây thần kinh tại khu vực bị viêm, đau lan ra các vùng mà nó chi phối. Người bệnh sẽ cảm thấy yếu cơ hoặc tê liệt các chi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau, gây khó khăn trong vận động và thăng bằng. Một số người bệnh có cảm giác ngứa ran, nóng rát, châm chích, tê bì trên da.

    Một vài tình trạng khác có thể gặp là đi tiểu không tự chủ hoặc không thể đi tiểu, rối loạn chức năng ruột và bàng quang, táo bón, nôn mửa kéo dài.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ngu-day-thay-tay-yeu-liet-ben-phai-nu-sinh-20-tuoi-phat-hien-can-benh-khong-ngo-a416381.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan