+Aa-
    Zalo

    Ngư dân “bỏ túi” cả triệu đồng mỗi ngày nhờ đánh bắt moi biển

    (ĐS&PL) - Các ngư dân ra khơi đánh bắt moi từ lúc 3h, mỗi chuyến đi kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

    VietNamNet đưa tin, dịp này, dọc bờ biển các xã của TP.Sầm Sơn (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) hay của huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) đang vào chính vụ đánh bắt moi biển.

    VietNamNet đưa tin, dịp này, dọc bờ biển các xã của TP.Sầm Sơn (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) hay của huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) đang vào chính vụ đánh bắt moi biển.

    Từ 3h, ngư dân trên những chiếc bè mảng (làm bằng luồng, xốp) của mình đã ra khơi đánh bắt moi. Mỗi chuyến ra biển kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

    Từ 3h, ngư dân trên những chiếc bè mảng (làm bằng luồng, xốp) của mình đã ra khơi đánh bắt moi. Mỗi chuyến ra biển kéo dài nhiều giờ đồng hồ. 

    Theo chia sẻ của ông Nguyễn Bá Thạo (ở xã Quảng Đại, TP.Sầm Sơn), vùng biển đánh bắt moi không cố định, có hôm đi cách bờ 10 hải lý nhưng cũng có hôm chỉ đi vài ba hải lý đã gặp vùng moi.

    Theo chia sẻ của ông Nguyễn Bá Thạo (ở xã Quảng Đại, TP.Sầm Sơn), vùng biển đánh bắt moi không cố định, có hôm đi cách bờ 10 hải lý nhưng cũng có hôm chỉ đi vài ba hải lý đã gặp vùng moi.

    “Trung bình mỗi chuyến đi biển, người dân thu về khoảng 5-7 tạ moi, có mẻ trúng đậm được hơn 1 tấn. Với giá bán dao động từ 5.000-7.000 đồng/kg, mỗi chuyến ra khơi mỗi bè thu về ít nhất từ 2,5 triệu đồng”, ông Thạo cho hay.

    “Trung bình mỗi chuyến đi biển, người dân thu về khoảng 5-7 tạ moi, có mẻ trúng đậm được hơn 1 tấn. Với giá bán dao động từ 5.000-7.000 đồng/kg, mỗi chuyến ra khơi mỗi bè thu về ít nhất từ 2,5 triệu đồng”, ông Thạo cho hay.

    Được biết, moi sau khi đánh bắt vào bờ được thương lái mua ngay tại chỗ. Ông Thạo kể, nhà nào có nhân lực, muốn bán giá cao hơn thì sẽ không bán moi tươi mà đem lên bờ phơi khô.

    Được biết, moi sau khi đánh bắt vào bờ được thương lái mua ngay tại chỗ. Ông Thạo kể, nhà nào có nhân lực, muốn bán giá cao hơn thì sẽ không bán moi tươi mà đem lên bờ phơi khô.

    Theo kinh nghiệm đánh bắt moi biển của ngư dân tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm thường có 2 vụ moi biển, là từ tháng 3 đến tháng 8 và từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

    Theo kinh nghiệm đánh bắt moi biển của ngư dân tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm thường có 2 vụ moi biển, là từ tháng 3 đến tháng 8 và từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. 

    Thời điểm giữa tháng 6 là vụ moi chính nên sản lượng đánh bắt cũng được nhiều hơn, giúp ngư dân bội thu. Những ngày đầu tháng 6/2024, thời tiết tại tỉnh Thanh Hóa nắng nóng gay gắt, mặc dù vất vả khi ngư dân đánh bắt moi nhưng lại thuận lợi cho việc phơi moi, theo báo Thanh Niên.

    Thời điểm giữa tháng 6 là vụ moi chính nên sản lượng đánh bắt cũng được nhiều hơn, giúp ngư dân bội thu. Những ngày đầu tháng 6/2024, thời tiết tại tỉnh Thanh Hóa nắng nóng gay gắt, mặc dù vất vả khi ngư dân đánh bắt moi nhưng lại thuận lợi cho việc phơi moi, theo báo Thanh Niên.

    Ngư dân Viên Đình Sỹ (57 tuổi, ngụ xã Quảng Đại, TP.Sầm Sơn) cho biết, tuy vất vả nhưng thu nhập từ đánh bắt moi biển cũng cao. Người đi làm thuê như ông thường thu nhập từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng mỗi ngày.

    Ngư dân Viên Đình Sỹ (57 tuổi, ngụ xã Quảng Đại, TP.Sầm Sơn) cho biết, tuy vất vả nhưng thu nhập từ đánh bắt moi biển cũng cao. Người đi làm thuê như ông thường thu nhập từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng mỗi ngày.

    Trong khi đó, theo ông Phạm Văn Hoan - một thương lái thu mua moi biển, hiện là mùa đánh bắt moi nên ngư dân tranh thủ đi biển. Moi đánh bắt lên tới đâu được thương lái thu mua tới đó.

    Trong khi đó, theo ông Phạm Văn Hoan - một thương lái thu mua moi biển, hiện là mùa đánh bắt moi nên ngư dân tranh thủ đi biển. Moi đánh bắt lên tới đâu được thương lái thu mua tới đó.

    “Người thì nhập cho cơ sở làm mắm moi, mắm tôm, người thì phơi khô bán cho các nhà hàng. Tôi thu mua để sấy bán sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc nên lúc nào cũng cần số lượng rất lớn”, ông Hoan nói.

    “Người thì nhập cho cơ sở làm mắm moi, mắm tôm, người thì phơi khô bán cho các nhà hàng. Tôi thu mua để sấy bán sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc nên lúc nào cũng cần số lượng rất lớn”, ông Hoan nói.

    Ảnh: VietNamNet, Thanh Niên

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ngu-dan-bo-tui-ca-trieu-ong-moi-ngay-nho-anh-bat-moi-bien-a434082.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan