Có nhiều ý kiến cho rằng việc ngồi lâu bị trĩ và trên thực tế chứng minh điều này là có cơ sở. Theo thống kê, hiện nay có đến 50% người Việt mắc bệnh trĩ, trong đó dân văn phòng chiếm đến ⅔ tổng số bệnh nhân. Nguyên nhân là vì tính chất công việc ngồi nhiều, ít đi lại. Việc hiểu rõ nguyên nhân vì sao ngồi nhiều, ngồi lâu bị trĩ sẽ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Ngồi nhiều có bị trĩ không?
Giải đáp thắc mắc này của nhiều bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết rằng: “Ngồi nhiều chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ. Bệnh trĩ sinh ra do tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị tổn thương vì bị căng giãn quá mức dẫn đến hiện tượng sưng phồng tạo nên các búi trĩ”.
Khi ngồi nhiều, nhất là những người ngồi nhiều hơn 7-8 tiếng mỗi ngày. Điều này có thể khiến máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Lúc này cơ thể chúng ta hầu như không có bất cứ hoạt động gì, đặc biệt là phần chi dưới và khu vực hậu môn
Việc giảm lưu thông máu lâu dần dẫn tới tình trạng phù nề chân di chuyển kém linh hoạt, máu lên não kém, dễ bị choáng váng. Hệ quả là máu bị tích tụ hoặc bị tắc nghẽn trong ống tiêu hóa, áp lực trực tràng ruột tăng cao, tạo cơ hội cho bệnh trĩ xuất hiện.
Bên cạnh đó việc ngồi nhiều còn có thể gây nên những ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cụ thể như sau:
+ Dễ gây táo bón: Khi ngồi nhiều, ngồi lâu cơ thể thiếu sự vận động khiến cho quá trình lưu thông máu tới vùng chậu và chi dưới bị ảnh hưởng. Ngoài ra, ngồi lâu chúng ta thường lười uống nước, nhịn đại tiện. Do đó, làm gia tăng chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và táo bón ở hệ tiêu hóa. Mà táo bón lâu ngày có thể gây nên bệnh trĩ nguy hiểm.
+ Bộ máy tiêu hóa hoạt động kém: Khi cơ thể ngồi lâu không vận động sẽ làm suy giảm chức năng co bóp của nhu động ruột và dạ dày. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, ăn không ngon miệng. Hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm do ăn uống thiếu chất. Đây được xem là cơ hội để các tác nhân gây bệnh có điều kiện tấn công và gây bệnh, trong đó có bệnh trĩ.
+ Gây căng thẳng mệt mỏi: Ngồi lâu hàng giờ sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể chúng ta hoạt động kém, mất đi sự nhịp nhàng, gây rối loạn sinh học, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Từ đó cơ thể dễ bị căng thẳng, stress, áp lực, đây cũng là một trong những tác nhân hình thành nên bệnh trĩ.
Các bác sĩ cho biết thêm rằng: nếu bạn ngồi lâu, ngồi nhiều, kèm theo đó là chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Thông thường, căn bệnh này hay xảy ra với những người làm việc văn phòng, tài xế lái xe.
Làm gì khi bị bệnh trĩ?
Lời khuyên của các bác sĩ giành cho người mắc bệnh trĩ chính là cần chủ động trong việc thăm khám để xác định được tình trạng bệnh lý, từ đó chủ động trong việc điều trị một cách kịp thời, hiệu quả.
Việc điều trị bệnh trĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý để áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường bệnh trĩ được áp dụng điều trị bằng 2 phương pháp điển hình như:
Điều trị nội khoa: áp dụng đối với những trường hợp bệnh mới ở giai đoạn nhẹ, trĩ nội. Thuốc điều trị có thể là thuốc uống hoặc thuốc đặt hậu môn có tác dụng tăng cường độ co của tĩnh mạch, giảm triệu chứng bệnh trĩ
Điều trị ngoại khoa: áp dụng đối với những trường hợp bệnh nặng, búi trĩ sa ra ngoài các bác sĩ có thể tiến hành cắt trĩ nhằm khắc phục một cách triệt để căn bệnh này.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh cần chủ động trong việc đi lại, vận động hàng ngày, kết hợp với những môn thể thao vừa sức để máu tuần hoàn tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Mọi băn khoăn về căn bệnh này vui lòng liên hệ Hotline: 03.59.56.52.52 – Website: chuabenhtri.vn hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp một cách kịp thời, hiệu quả.
Nguyễn Trang