(ĐSPL) - Thiết kế độc đáo kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và nông nghiệp ngôi nhà anh Trần Xuân Hùng ở Hà Tĩnh vừa xuất hiện nổi bật trên tạp chí kiến trúc Archdaily của Mỹ.
[mecloud]f5xwztKXiI[/mecloud]
Ngôi nhà Ruộng bậc thang được hoàn thành vào năm 2015, nằm trong chuỗi dự án phát triển kiến nông (Agritecture) với quan điểm coi sự hòa trộn Kiến trúc (Architecture) với Nông nghiệp (Agriculture) là nền tảng của phát triển bền vững. Thiết kế hòa trộn hai yếu tố đặc trưng của nông thôn Việt Nam là ngôi nhà (không gian cư trú) và ruộng bậc thang (không gian canh tác) tạo nên một tổ ấm. Các ranh giới ngoài - trong; trên - dưới; chung - riêng được xóa mờ.
Thiết kế tổng thể ngôi nhà anh Trần Xuân Hùng ở TP. Hà Tĩnh |
Với diện tích 110m2, ngôi nhà của gia đình anh Trần Xuân Hùng (phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh) có thiết kế độc đáo kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và nông nghiệp khiến nhiều người xem trầm trồ.
Khu vực cổng chính, sân ngoài và phòng khách, phòng bếp được thiết kế nối liền, điểm ngăn cách mờ tạo nên không gian thoáng đãng, dễ chịu. |
Thiết kế mẫu cầu thang đơn giản nhưng không gian thoáng đã tạo nên điểm nhấn cho ngôi nhà. |
Ngôi nhà giúp gợi lên xuất xứ địa phương của người sử dụng trong bối cảnh thế giới phẳng với nhiều loại ô nhiễm như hiện nay, đồng thời thúc đẩy nhân rộng những thửa ruộng trong đô thị nhằm đảm bảo năng lượng cho cuộc sống trong tương lai.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 35. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. 2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã. 3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. 4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu. 5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. 6. Dân chủ và công khai. 7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. 8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |