Tờ The Mirror, Kerry-Anne Donaldson, 26 tuổi, sống tại Anh đã phải ngồi xe lăn sau khi nghiện khí cười. Cô cho biết mình đã lạm dụng oxit nitơ trong nhiều năm, bắt đầu từ khi cô 18 tuổi và hiện nay phải dùng xe lăn và kiểm soát cơn đau.
Cô đã nhận được cảnh cáo vào năm 21 tuổi, khi phải nhập viện và dùng xe lăn và nạng trong vài tháng. Nhưng khi bắt đầu hồi phục, cô lạm dụng trở lại, hít từ "sáng đến tối" để giải tỏa suy nghĩ.
"Thời gian này tôi bắt đầu lạm dụng nó, sử dụng khoảng 600 hộp trong một tuần. Tôi hít từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ, thậm chí không ăn mà chỉ hít hết hộp này đến này đến hộp khác", cô chia sẻ.
Đầu năm 2021, chân của Kerry-Anne bắt đầu tê trở lại và hoàn toàn mất cảm giác vào tháng 1/2022.
Khi nghe bác sĩ giải thích lý do chân cô bị đau và không thể đi lại được là do tác dụng của oxit nitơ, nó ngăn chặn oxy đi khắp cơ thể và đi đến não, đồng thời phá hủy vitamin B12, cô bị sốc vì không nghĩ rằng việc hít một quả bóng bay lại có thể gây tổn thương nặng như vậy.
Sau 5 tuần nằm bệnh viện, bác sĩ xác định cô bị phình đĩa đệm ở lưng dưới và tổn thương dây thần kinh ở chân. Giờ đây, Kerry-Anne phải sử dụng xe lăn và không thể đi lại nếu không có sự giúp đỡ.
Sau 2 tháng "trầm cảm nặng", nạn nhân quyết định đăng TikTok cảnh báo về trải nghiệm đáng buồn của mình, đồng thời nói rằng loại khí này nên bị cấm.
Trước đó, Larissa Wright, ở New Zealand đã bị liệt tứ chi sau khi cô hít 160 tuýp khí gây cười 1 ngày.
Theo đó, trong suốt 4 tháng, cô đã dùng nhiều khí gây cười đến mức bị nghiện. Thậm chí, có ngày cô dùng đến 160 tuýp khí gây cười, tiêu tốn đến 380 USD New Zealand (khoảng 6,3 triệu đồng). Cô cho biết dùng khí cười giúp cô thoát ra khỏi những đau khổ trong khoảng thời gian đó.
Đến một lúc thức dậy, cô cảm thấy tứ chi mình không thể cử động được, bác sĩ đã nhanh chóng điều trị cho cô Wright. Tuy nhiên, những di chứng do ngộ độc vẫn ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể.
Cô không thể đi đứng bình thường mà phải dùng khung tập đi. Ngoài ra, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như tắm vòi sen cũng cần phải có người giúp đỡ.
Hiện tại, cô đã cai được khí ôxít nitơ. Tuy nhiên, cuộc sống cô có lẽ sẽ bao giờ trở lại bình thường như trước kia được nữa.
Vào năm 2017, một nữ sinh đại học ở Sydney (Úc) đã bị tổn thương tủy sống sau khi hít 360 viên khí cười dạng nén chỉ trong 1 tuần. Những tổn thương có khả năng không phục hồi và đang khiến cô không thể đi lại bình thường, theo Daily Mail.
Như Quỳnh (T/h)