Những cơn đau quặn gan, quặn mật, đầy trướng chậm tiêu, nôn, sốt, ớn lạnh, khiến bạn toát mồ hôi hột có lẽ là nỗi ám ảnh suốt đời của những người đã từng phải cấp cứu do biến chứng của sỏi mật, viêm đường mật gây ra.
Bệnh sỏi mật – một căn bệnh phổ biến của đường tiêu hóa
Ở nước ta hiện nay, sỏi mật và viêm đường mật là bệnh khá phổ biến. Có nhiều phương pháp loại sỏi, kể cả dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa, tuy nhiên để giải quyết triệt để vấn đề sỏi mật không đơn giản.
Sỏi cản trở sự lưu thông của dịch mật, làm giảm khả năng hấp thu chất béo, dẫn đến tình trạng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, đồng thời gây viêm đường mật, túi mật. Khi sỏi di chuyển gây ra các cơn đau quặn mật, quặn gan. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh phải nhập viện. Mục tiêu trong điều trị là loại sỏi nhằm khơi thông đường mật, làm giảm các triệu chứng do sỏi gây ra đồng thời tăng cường các biện pháp dự phòng tái phát sỏi.
Tỷ lệ tái phát sỏi mật khoảng 30 – 50% sau phẫu thuật |
Nghiên cứu hiệu quả của TPBVSK Kim Đởm Khang trong hỗ trợ điều trị
Đối với sỏi mật, làm thế nào để chống lại sự hình thành sỏi sau điều trị luôn là nỗi trăn trở của những người làm chuyên môn.
Từ những năm 2012,2013 tại Hội nghị gan mật toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng (2012) và Hà Nội (2013), vấn đề này đã được đề cập đến qua bài tham luận “Đánh giá vai trò hỗ trợ của TPBVSK Kim Đởm Khang, trong điều trị sỏi mật và dự phòng tái phát sỏi” của khoa tiêu hóa – bệnh viện 103.
TPBVSK Kim Đởm Khang với 8 thảo dược quý: Diệp hạ châu, Nhân trần, Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá - là những thảo dược truyền thống được sử dụng cho các bệnh về gan mật. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành từ 2010, giúp hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật, giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi đường mật, sử dụng cho các trường hợp:
- Người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật
- Người đã phẫu thuật tán sỏi, lấy sỏi
- Người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.
Báo cáo nghiên cứu Kim Đởm Khang trong hội nghị gan mật toàn quốc 2013 |
Ths, Bs Dương Xuân Nhương – Giảng viên bộ môn Nội tiêu hóa Học viện Quân y 103 cho biết: Thời gian tái phát sỏi theo lý thuyết là từ 3 – 5 năm sau điều trị, nhưng thực tế rất nhiều trường hợp phải quay lại viện sau 3 - 6 tháng, nhất là những người trước đó bị sỏi bùn. Vì vậy việc làm thế nào để chống lại sự hình thành sỏi mật sau làm kỹ thuật là một câu hỏi lớn đối với cả thầy thuốc và bệnh nhân. Hiện tại, các thuốc có nguồn gốc từ hóa dược chưa có loại đặc hiệu và cũng không thích hợp để dự phòng tái phát sỏi. Vì thế, nhóm nghiên cứu của khoa đã tìm hiểu và lựa chọn TPBVSK Kim Đởm Khang cho 45 bệnh nhân sử dụng sau lấy sỏi bằng phương pháp ERCP.”
Kết quả nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả của Kim Đởm Khang trong điều trị hỗ trợ sau lấy sỏi bằng nội soi mật tụy ngược dòng” của nhóm bác sĩ thuộc khoa Nội tiêu hóa bệnh viện TWQĐ 103 từ tháng 10/2011 đến tháng 7/2013 với phương pháp mô tả cắt ngang và tiến cứu có phân tích cho thấy:
1. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt sau khi dùng Kim Đởm Khang, không có bệnh nhân nào có biểu hiện lâm sàng của tắc mật tái phát. Có sự giảm men gan GOT, GPT, Bilirubin.
2. Tỷ lệ sỏi tái phát sau ERCP: sỏi đường mật trong gan giảm xuống từ 20 (44,4%) xuống 16 (35,6%), bệnh nhân có sỏi ống mật chủ sau 6 tháng đã giảm từ 13 (28,9%) xuống 8 bệnh nhân (17,8%).
3. Một số tác dụng không mong muốn, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa 13,3%, đau đầu mất ngủ 6,7%, 8,9% có tăng men gan; song những tác dụng này chỉ xuất hiện ở những tháng đầu dùng Kim Đởm Khang, những tháng tiếp theo đều giảm dần và mất đi.
4. Kim Đởm Khang an toàn trong quá trình sử dụng.
Kết quả nghiên cứu này không chỉ là tín hiệu đáng mừng để người bệnh có thêm niềm hy vọng trong cuộc chiến chống lại bệnh sỏi mật, mà còn mang đến cho các nhà chuyên môn thêm một lựa chọn tin cậy.
Ngô Trang