+Aa-
    Zalo

    Nghỉ lễ 30/4-1/5: Lại "lo ngay ngáy" ATM hết tiền

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - ATM hết tiền trong ngày nghỉ lễ là lo ngại của nhiều người dân. Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khách hàng nếu phát hiện ATM hết tiền có thể phản ánh về số điện thoại...

    (ĐSPL) - ATM hết tiền trong ngày nghỉ lễ là lo ngại của nhiều người dân. Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khách hàng nếu phát hiện ATM hết tiền có thể phản ánh về số điện thoại đường dây nóng được liệt kê dưới đây

    Sắp tới dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 – 1/5, nhu cầu rút tiền mặt tại các trụ ATM của người dân lại tăng cao. Nắm bắt được điều này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc, các tổ chức tín dụng thực hiện nhiệm vụ trong dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5.

    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các đơn vị trực thuộc bố trí cán bộ trực để giải quyết, xử lý công việc phát sinh; có các phương án tổ chức hoạt động hệ thống thanh toán liên ngân hàng, không để ách tắc, gián đoạn nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế.

    Các tổ chức tín dụng có phương án kinh doanh và bố trí cán bộ trực để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân.

    Bên cạnh đó, các ngân hàng phải đảm bảo an ninh, an toàn trụ sở cơ quan, kho quỹ; đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống ATM để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của người dân; đồng thời bố trí đủ ngoại tệ, tiền đồng cho các phòng giao dịch thu đổi ngoại tệ, đáp ứng tốt nhu cầu đổi tiền của khách du lịch trong dịp nghỉ lễ.

    Theo phản ánh từ phía các ngân hàng, ngay trước các dịp nghỉ lễ thì số tiền mà người dân rút tại cây ATM là rất lớn. Và liên tiếp trong những ngày này nhu cầu rút tiền mặt không giảm sút, thậm chí còn tăng cao.

    Khi đi rút tiền trong dịp lễ 30/4, người dân cần phải chú ý tránh rút tiền hoặc giao dịch ở các giờ cao điểm từ 17-19h hàng ngày. 

    Do đó khi đi rút tiền trong dịp lễ tết này, người dân cần phải chú ý tránh rút tiền hoặc giao dịch ở các giờ cao điểm từ 17-19h hàng ngày. Khi rút tiền cần nhập chính xác thông tin tránh nhập lại nhiều lần, bởi khi nhập sai quá số lần quy định thẻ sẽ bị khóa không giao dịch được, ngoài ra việc nhập lại nhiều lần cũng khiến cho thông tin của khách hàng dễ bị lộ. Khi giao dịch thành công cần nhận tiền ngay lập tức tránh để máy nuốt tiền trở lại.

    Không chỉ vậy khi thực hiện rút tiền, khách hàng cần phải theo dõi thông tin trên ATM, tránh trường hợp tưởng máy ATM nhả thẻ là giao dịch thất bại bỏ đi mà không lấy tiền. Sau đó, ATM mới trả tiền ra và số tiền này sẽ bị lấy đi khi người tới sau sử dụng ATM. Vì vậy, khách hàng cần lưu ý nên chờ trong thời gian tối thiểu là 60 giây.

    Trong trường hợp ATM không chịu nhả tiền mà màn hình trở lại chế độ bình thường khách hàng cần liên lạc với ngân hàng để được hỗ trợ. Khi ATM thông báo giao dịch không thành công, chủ thẻ cũng nên kiểm tra lại số dư tiền trong thẻ.

    Nếu máy ATM trả tiền rách, tiền không đảm bảo, khách hàng cần phải giữ lại hóa đơn giao dịch để được đổi lại tại các điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng quản lý ATM. Đặc biệt trong trường hợp này tốt nhất nên đưa tờ tiền bị rách lên trước máy Camera để làm bằng chứng chắc chắn tránh gặp rắc rối khi đến khiếu nại tại ngân hàng.

    Ngoài ra, mới đây Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 96/2014NĐ-CP. Trong đó có quy định ngân hàng nào để xảy ra tình trạng máy ATM hết tiền, lỗi, ngừng hoạt động quá 24h sẽ bị phạt từ 10-15 triệu đồng. Do vậy nếu như khách hàng phát hiện ATM hết tiền có thể báo cho ngân hàng theo đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước hoặc có thể gọi trực tiếp tới ngân hàng đó.

    Theo phản ánh từ phía các ngân hàng, ngay trước các dịp nghỉ lễ thì số tiền mà người dân rút tại các máy ATM là rất lớn.

    Phát hiện ATM hết tiền: Báo cho ai?

    Theo quy định tại Thông tư 36, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

    Vì vậy, NHNN khuyến cáo, khách hàng nếu phát hiện vi phạm có thể phản ánh về các đơn vị nêu trên theo số điện thoại đường dây nóng đăng tải tại ô “Đường dây nóng” trên trang thông tin điện tử của NHNN: www.sbv.gov.vn.

    Số điện thoại đường dây nóng tại NHNN

    1. Tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

    - Văn phòng NHNN:

    + Số cố định: (043) 8.266.344

    + Số di động: 0974899702

    + Số Fax: (043) 8.241.534

    + Email: [email protected]

    - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:

    + Số cố định: (04) 3936.1017

    + Số di động: 0983.163750

    + Email: [email protected] 2.

    -Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hà Nội

    + Số cố định : (043) 8.253.962 / (043) 8.253.961

    - Liên quan đến thủ tục hành chính và giao dịch: (043) 8.253.962.

    - Liên quan đến chính sách: (043) 8.261.280/ (043) 8.256.078. - Liên quan đến ngoại hối: (043) 8.256.057.

    - Liên quan đến công tác thanh tra: (043) 9.361.067.

    + Số di động: 0913.545.255 / 0912.795.886

    + Số Fax: (043) 8.258.884

    + Email: vanthu\[email protected]

    3. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

    + Số cố định: (083) 8.211.230

    + Số Fax: (083) 8.217.856

    + Email: [email protected]

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    Video: Kỳ lạ người đàn ông vác búa đập 9 cây ATM để "trả thù"

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghi-le-304-15-lai-lo-ngay-ngay-atm-het-tien-a92498.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan