Một người mẹ mang thai đôi, nhưng ngày lâm bồn chỉ được đón một em bé nặng 0,65kg chào đời. Hành trình đầy lo âu và cảm động này có thể chạm tới trái tim của mọi người mẹ.
Trong lần siêu âm đầu tiên vào tuần mang thai thứ 11, cô Mary Grier - 28 tuổi, nhận được tin mình mang thai đôi. Khi biết tin, chồng cô, anh Brad - 34 tuổi không giấu nổi sự ngạc nhiên.
Xem video:
[mecloud]J5CvtgpvzM[/mecloud]
Thực ra, gia đình Mary đã có "truyền thống" sinh đôi, bà ngoại cô cũng có chị em sinh đôi nhưng cô không bao giờ nghĩ rằng chính mình cũng sẽ mang thai đôi.
Tuy nhiên, niềm vui đến với vợ chồng Grier không được bao lâu thì trong lần siêu âm tuần thứ 20, bác sĩ thông báo rằng cặp song sinh bị mắc Hội chứng truyền máu song thai, có nghĩa rằng hai bé cùng chung một nhau thai.
Các bác sĩ cho biết cô Mary cần phải phẫu thuật nếu muốn cứu con mình. Những tưởng cuộc phẫu thuật đã diễn ra thành công, nhưng tin buồn đã đến với vợ chồng Mary và Brad, một bé đã không qua khỏi ở tuần 21.
Trong lần siêu âm đầu tiên vào tuần mang thai thứ 11, Mary Grier, 28 tuổi, nhận được tin mình mang thai đôi. Khi biết tin, chồng cô, anh Brad, 34 tuổi không giấu nổi sự ngạc nhiên. |
Vào ngày 24 tháng 9, Jack chào đời trong một ca đẻ mổ khẩn cấp. Jack được đưa thẳng đến phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt. |
Cặp đôi chưa kịp đau buồn cho những mất mát vừa xảy đến thì vào tuần 24, Mary bị vỡ ối. Ba ngày sau, vào ngày 24 tháng 9 năm 2014, bé Jack Harrison Grier chào đời chỉ với 0,65kg.
Bé sinh non đến 16 tuần, và chỉ có 50\% cơ hội sống sót.
Cô Mary chia sẻ: "Khi Jack chào đời, tôi thực sự đã có suy nghĩ rằng mình sẽ rời khỏi bệnh viện với một trái tim tan vỡ không bao giờ có thể lành lại." Tuy nhiên điều kì diệu đã xảy ra với gia đình Grier, sau 111 ngày chiến đấu giành giật sự sống tại phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em ở Alabama, Jack cuối cùng cũng trở về nhà mạnh khỏe.
Mary nghẹn ngào: "Con chính là cái kết hạnh phúc nhất đối với tôi." |
Bà mẹ 28 tuổi này cùng với chồng đã quyết định chia sẻ câu chuyện của họ để giúp những ông bố bà mẹ đang đối mặt với nỗi đau có thể mất đi đứa con mình bất cứ lúc nào do sinh non. Trên nước Mỹ, cứ 9 trẻ thì lại có một trẻ có nguy cơ trên.
Sinh non là trường hợp em bé sinh được sinh ra trước tuần 37 của thai kì, và trẻ có nguy cơ cao tử vong hay khuyết tật.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ sẽ giải qua giai đoạn phát triển quan trọng trong những tuần cuối của thai kì. Đây là giai đoạn quan trọng để não, phổi và gan của bé phát triển hoàn thiện.
Trong cuộc phỏng vấn với DailyMail, Mary cho biết: "Chúng tôi vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khi biết tin chúng tôi sắp có hai đứa con. Ngay lập tức chúng tôi thông báo tin này với gia đình. Mọi người đều mừng cho gia đình nhỏ của tôi."
Chỉ vài tuần sau lần siêu âm đầu tiên, cặp đôi được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên về các nguy cơ thai sản để được giám sát chặt chẽ nếu bất kì biến chứng nào xảy ra - bao gồm cả Hội chứng truyền máu song thai.
Mary kể lại khi tỉnh dậy sau khi sinh con, cô đã nghĩ rằng Jack cũng đã không qua khỏi.
Mary nhớ lại: "Tôi đã rất vui và hai vợ chồng cũng đã chuẩn bị mọi thứ để đón chào hai bé. Tôi vẫn nhớ cái cảm giác hạnh phúc khi mang về nhà hai cái nôi để sẵn sàng đón con ra đời."
Nhưng, vào tuần thứ 20, hình siêu âm đã cho thấy có gì không ổn.
Mary kể lại: "Ngày trước, tôi có thể dễ dàng nhìn thấy hai bé. Nhưng ngày hôm đấy, tôi chỉ thấy một bé cử động, và như thể con đang bơi trong "bể" nước ối vậy."
Khi bác sĩ di chuyển máy để tìm bé thứ hai thì cô gần như không thể nhìn thấy được con trên màn hình.
"Tôi biết chuyện gì đang xảy ra, điều mà tôi lo sợ nhất đã xảy ra. Các con tôi mắc Hội chứng truyền máu song thai. Tôi cần phải đến Trung tâm chăm sóc Thai nhi của bệnh viện Cincinati ngay lập tức không tôi sẽ có thể mất cả hai con."
Vậy là ngay đêm đó, hai vợ chồng đã lái xe đến bệnh viện để kịp cho cuộc hẹn khám vào sáng hôm sau.
Sau nhiều cuộc kiểm tra và siêu âm, bác sĩ đã xác nhận, con cô đang trong giai đoạn ba Hội chứng truyền máu song sinh.
Các bác sĩ ở bệnh viện thông báo rằng cô sẽ phải trải qua cuộc phẫu thuật laser trên thai nhi ngay ngày hôm sau.
Jack sinh ra chỉ nặng không đầy 0.65 kg. |
Brad hạnh phúc chơi đùa cùng con trong bệnh viện. |
Mary chia sẻ: "Nhắc đến phẫu thuật tôi đã thấy sợ rồi, nhưng đó là lựa chọn duy nhất của tôi, tôi cần phải mạnh mẽ vì các con."
Ngay sau ca phẫu thuật, bác sĩ cho biết cuộc phẫu thuật đã diễn ra tốt đẹp.
Nhưng, chỉ 24 giờ sau, khi bác sĩ siêu âm để kiểm tra thì phát hiện một bé đã qua đời.
Mary nghẹn ngào kể lại: "Mất đi Greyson tôi vô cùng đau buồn, nhưng cũng cảm tạ trời đất vì vẫn còn Jack."
Cặp đôi chưa hết đau buồn vì mất mát thì Mary vỡ ối 3 tuần sau đó.
Cô nhập viện Huntsvilla và được tiêm xteoit để ngăn đứa bé chào đời.
"Tôi đã rất lo sợ. Nếu con tôi chào đời ở tuần 24 thì không có gì đảm bảo bé có thể sống sót. Lúc đó tôi thậm chí còn chưa đặt tên cho bé."
Các bác sĩ đã làm mọi cách để dừng các cơn co thắt của Mary, nhưng 3 ngày sau, nó lại tiếp tục. Vậy là vào ngày 24 tháng 9, Jack chào đời trong một ca đẻ mổ khẩn cấp. Jack được đưa thẳng đến phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt.
Mary kể lại khi tỉnh dậy sau khi sinh con, cô đã nghĩ rằng Jack cũng đã không qua khỏi.
"Vài tuần vừa rồi, tôi thậm chí không hề mua đồ sơ sinh nào cả. Tôi cũng không dám nghĩ đến thương lai."
Bác sĩ nói rằng biểu hiện trong những tuần đầu tiên ở phòng chăm sóc đặc biệt sẽ quyết định rất nhiều tới khả năng sống sót của bé.
"Tuần đầu tiên mọi thứ đều diễn ra ổn thỏa, tuần hai thì không được tốt như vậy. Con bị nhiễm trùng máu, gây nhiễm khuẩn. Và thuốc kháng sinh lại ảnh hưởng đến thận của con."
Tôi vẫn biết mọi chuyện đang không tốt, nhưng không nhận ra nó nghiêm trọng đến vậy.
Jack đón lễ Giáng sinh đầu đời tại bệnh viện. |
"Vài tháng trôi qua, y tá mới nói với chúng tôi rằng lúc đó các bác sĩ đã nghĩ rằng bé không thể qua khỏi khi bị nhiễm trùng."
Cơn nguy kịch đó dường như đã khiến Jack mạnh mẽ hơn và đã có thể tập thở mà không cần sự trợ giúp của máy.
Sau 10 tuần nỗ lực, bác sĩ đã có thể bỏ ống thở cho em. Nhưng mọi thứ chưa dừng lại ở đó, em vẫn phải trải qua một cuộc phẫu thuật vì chứng thoát vị.
Sau khi thấy con vượt qua được cuộc phẫu thuật đó, Mary và chồng mới dám hy vọng có thể đón con về nhà khỏe mạnh.
16 tuần trong bệnh viện trôi qua, cuối cùng chúng tôi cũng có thể đón Jack về nhà. Bà mẹ nhớ lại niềm vui với nụ cười trên môi: "Trong suốt 16 tuần ở bệnh viện, tôi đã nhìn thấy rất nhiều bà mẹ ngồi trên xe lăn cùng con về nhà. Rất nhiều gia đình đi rồi đến. Và cuối cùng cái ngày đó cũng đến với gia đình tôi. Nó như thể giấc mơ thành hiện thực vậy."
Để có được ngày ngày, vợ chồng Mary và Brad đã phải trải qua một hành trình dài đầy khó khăn, nhưng họ đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ từ bạn bè, gia đình và các nhân viên ở bệnh viện.
Bạn bè và gia đình thường xuyên nấu cơm đưa đến bệnh viện, rồi chăm sóc cho đứa con đầu 13 tuổi của cặp đôi, bên cạnh đó còn quyên góp tiền giúp họ chi trả viện phí.
Mary kể lại các nhân viên trong bệnh viện đối xử với Jack như con đẻ của mình. |
Sau 16 tuần chăm sóc đặc biệt, em đã có thể cùng bố mẹ về nhà. |
Mary nói thêm: "Các nhân viên ở bệnh viện rất tuyệt vời. Họ đối xử với tôi như là người nhà vậy. Các y tá chăm sóc cho con tôi với tình thương chân thành, chẳng khác nào như chính con ruột mình. Họ quả thật là những người rất đặc biệt."
Cặp đôi cũng nhận được sự giúp đỡ từ các ông bố bà mẹ khác, những người đã từng trải qua trường hợp tương tự như họ.
Cặp đôi chỉ muốn nhắn nhủ những cha mẹ đang có hoàn cảnh như họ một điều rất đơn giản, đó là bạn sẽ không bao giờ phải chịu đựng một mình.
"Nuôi con trong phòng chăm sóc đặc biệt khó khăn ra sao, bạn sẽ không thể hiểu được nếu bạn không trải qua, việc nhận được sự hỗ trợ không còn gì quý bằng."
Bé đã đón sinh nhật đầu đời trong vòng tay của gia đình. |
Tuần trước Jack đã đi được đến dấu mốc quan trọng trong cuộc đời em, điều mà bố mẹ em lo sợ sẽ không bao giờ xảy ra - đó là ngày em tròn 1 tuổi.
Để đánh dấu mốc quan trọng này, bố mẹ em đã làm một video ghi lại quá trình giành giật sự sống trong 12 tháng vừa qua, để cho mọi người thấy rằng em đã làm được, mang lại hy vọng cho những ông bố bà mẹ đang có con trong lồng ấp.
Cặp đôi cũng tưởng nhớ người con đã mất bằng cách trồng cây, một cây liễu trong vườn nhà cùng với tro của em.
Mary cho biết: "Chúng tôi sẽ nhìn cây lớn cùng với Jack, và đó cũng là nơi Jack có thể tìm đến để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người anh song sinh của mình."
Cặp đôi cũng đang tiếp tục gây quỹ cho Quỹ Melissa George Neonatal Fund, quỹ ủng hộ Phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh tại địa phương nơi họ sống.
Theo Trí thức trẻ
Xem thêm video:
[mecloud]ri9M5xiDEe[/mecloud]