+Aa-
    Zalo

    Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận: Người thổi hồn vào nghệ thuật tạo hình bằng hoa quả phương Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất tại Hội thi năm nay được trao giải vàng là tác phẩm của Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận, Chủ nhiệm CLB Nét Việt

    (ĐS&PL) Lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 15, sự kiện văn hoá - du lịch độc đáo chính thức khai mạc từ ngày 01/06/2019 tại Khu Du lịch Văn hoá Suối Tiên và diễn ra suốt mùa hè.

    Trong đó, Hội thi nghệ thuật tạo hình từ trái cây trao giải từ 07 - 16/06/2019 là một trng những chương trình ấn tượng, thu hút sự quan tâm đông đảo các nghệ nhân tạo hình nghệ thuật trong cả nước, cũng như công chúng yêu thích bộ môn nghệ thuật tạo hình độc đáo này. Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất tại Hội thi năm nay được trao giải vàng là tác phẩm của Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận, Chủ nhiệm CLB Nét Việt, Giảng viên cao cấp tại Học viện Hoa Nefertiti...

    Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận bên tác phẩm đạt giải vàng xuất sắc tại Lễ hội trái cây tạo hình lần thứ 15 năm 2019 

    Môn nghệ thuật giàu bản sắc dân tộc

    Hội thi nghệ thuật tạo hình từ trái cây với những tuyệt tác gắn kết từ 100% trái cây tươi, màu sắc tự nhiên được tạo hình vô cùng tinh xảo, sống động qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tài hoa. Mỗi tác phẩm là một thông điệp ý nghĩa tích cực về cuộc sống, niềm tin về sự thịnh vượng của đất nước, phản ánh nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của người dân Nam Bộ. Năm nay hội thi ra mắt bảng đặc biệt, quy tụ các tác phẩm có kích thước khổng lồ, được tạo hình từ hàng tấn trái cây tươi đã mang đến những siêu phẩm với kỷ lục chưa từng có. Đây cũng là nét văn hóa cổ truyền ý nghĩa và khắc họa sâu sắc tình yêu quê hương đất nước cũng như niềm tự hào dân tộc của người dân Nam bộ.

    Nhắc đến trái cây Nam bộ, người ta sẽ nghĩ ngay đến: mãng cầu Lái Thiêu; chôm chôm Long Khánh, nhãn Bạc liêu; bưởu Năm roi - Cần Thơ; sầu riêng Cái Mơn; vú sữa Lò rèn; mận Trung Lương (Tiền Giang); quýt đường Vĩnh Long; măng cụt Chợ Lách; xoài cát Hoà Lộc (Đồng Tháp); dưa hấu Tây Ninh và dừa Bến Tre…

    Hoa trái được xem như biểu tượng của thành quả lao động, cũng là quà tặng của thiên nhiên nên những sản phẩm này được kết tinh từ mồ hôi, công sức của người nông dân miệt vườn. Những khi được mùa, họ kính dâng lên trời đất những mâm ngũ quả khá phong phú nhằm thể hiện tinh thần tri ân thiên nhiên cho mưa thuận gió hòa. Trong trưng bày mâm trái giữa hai miền Nam, Bắc có sự khác nhau cơ bản như: Người miền Nam thì không trưng chuối vì cho rằng có âm giống từ “chúi”, ám chỉ sự nguy khó, không ngưởng lên được nên không dùng. Hay cũng không trưng cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Cũng theo tên gọi, các loại trái cây ở Nam bộ người ta lại thích Thơm (thơm danh), hay sung (sung túc); hoặc trưng thêm các loại khác như mãng cầu, đu đủ, dừa, xoài…thể hiện sự mong muốn khiêm tốn “cầu dừa dủ sài”. Nhưng mâm trái cây ở miền Bắc thì bao giờ cũng có nải chuối, bưởi, đào, quýt, hồng và không thể thiếu cam.

     Giám đốc Học viện Hoa Nefertiti chúc mừng  Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận

    Theo dòng thời gian và sự phát triển của vườn cây ăn trái mà càng xuôi về phương Nam, sự trưng bày mâm có nhiều thay đổi. Mâm trái cây thường phong phú hơn về chủng loại nhưng lại bình dị về ý nghĩa. Vì thực tế cuộc sồng vừa khắc nghiệt vừa rộng mở  đã thúc đẩy mọi người sống chân thành giản dị và độ lượng nên mâm trái cây không còn câu nệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửa, thập quả. Từ đó, nghệ thuật tạo hình từ trái cây bắt đầu rãi rác xuất hiện, nhất là tại các tỉnh ĐBSCL, nơi được mệnh danh là xứ sở của trái cây quanh năm. Những năm gần đây, tại TP. Hồ Chí Minh thường tổ chức lễ hội trái cây Nam bộ song song với những cuộc thi đơm mâm trái cây và coi đây là nét văn hoá truyền thống. Vào những dịp lễ, Tết, Vu lan- báo hiếu..,người ta thường bắt gặp những mâm trái cây trưng trên bàn thờ gia tiên rất đẹp mắt hay những cuộc thi trưng bày mâm trái cây tại các công viên văn hoá trong địa bàn thành phố. Từ năm 1996 đến nay, cứ mỗi độ hè về, khu du lịch văn hoá Suối Tiên lại tổ chức cuộc thi nghệ thuật đơm trái cây Nam bộ. Lễ hội trái cây Nam bộ năm 2008 đã được khai mạc vào 01/ 6 và kéo dài suốt ba tháng hè. Hơn 50 chủng loại trái cây ngon của khắp vùng đất Phương Nam quy tụ tại lễ hội. đặc sắc nhất của lễ hội chính là cuộc thi.

    Người thổi hồn cho nghệ thuật thăng hoa

    Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận, Chủ nhiệm CLB nét Việt, Nghệ nhân giảng dạy Nghệ thuật tạo hình từ trái cây tại Học viện Hoa Nefertiti (Hà Nội) là một người đã có nhiều năm tham gia Lễ hội trái cây tạo hình hàng năm tại Công viên Suối tiên TP. HCM. Tại Lễ hội trái cây tạo hình lần thứ 15 năm 2019, tác phẩm của Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận đã xuất sắc giành huy chương vàng.

    Nói về nghệ thuật tạo hình bằng trái cây, Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận chia sẻ: "Nghệ thuật đơm trái cây hiện nay được thực hiện chủ yếu là: gắn kết và chạm khắc, hoặc kết hợp cả hai cho một tác phẩm. Từ ý tưởng tạo hình sao cho phù hợp với chủ đề và không gian trưng bày, các nghệ nhân đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật với nét tạo hình khá độc đáo bằng những con vật như: Long phụng hoà châu, rồng, hổ, hạc, cong, Tam đa Phúc Lộc Thọ…Chất liệu để tạo nên những tác phẩm đó hầu hết là trái cây, hoa lá cành, thân cây cho đến rau, củ quả…Các nghệ  nhân thực hiện quá trình trang trí thông qua những công đoạn gắn kết sao cho càng giữ nguyên hình dáng trài cây càng tốt. Còn với những quả bầu, bí, dưa hấu, xoài, cà pháo, cá tím…dưới mũi dao khéo léo của các nghệ nhân sẽ trở thành những hình hài sinh động với các con vật, đồ vật mang phong cách trang trí rất lớn và có thể tạo nên những đĩa, mâm, hay thuyền trái cây khổng lồ, bắt mắt và dấp dẫn..."

    Cổng song long nghệ thuật tạo hình bằng trái cây do Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận thực hiện tại Công viên Bách Thảo đầu năm 2019

    Cũng theo Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận, một tác phẩm tạo hình trái cây chẳng những phong phú về chủng loại mà còn đa dạng về màu sắc. Màu sắc rực rỡ nhưng phải hoàn toàn tự nhiên của trái cây; nó như một bản hợp xướng khi  hoà âm thì không phân biệt được giọng riêng lẻ nào. Những màu xanh tươi của các loại lá sen, màu đỏ của quả Thanh long, màu chàm của Thốt nốt,  màu vàng của bưởi, đu đủ…xen lẫn với ớt, cau cảnh, cà tím, me tay, xoài, thơm, mận, măng cụt… Tất cả đều tượng trưng cho đời sống cảm xúc, trạng thái hài hoà, tự do, là biểu tượng của thiên nhiên, là màu của sự may mắn và an lành, tạo cho người xem một cảm xúc vừa quen, vừa lạ mắt. Quen ở chỗ chúng ta luôn bắt gặp những trái cây ấy xuất hiện  trong đời sống thường nhật. Lạ là vì chúng ta đang đối diện thưởng thức những tác phẩm điêu khắc, sắp đặt khá tinh xảo bằng chất liệu trái cây đã mang đến cho chúng ta một đời sống tinh thần, một nét văn hoá mới khá độc đáo. Những tác phẩm đã phần nào thể hiện tính chân thật, chất phác có nét tưởng tượng của nghệ nhân, ngoài mong muốn nâng niu thành quả lao động họ còn có một niềm tin về sự thịnh vượng của nước nhà… 

    Bằng niềm đam mê nhiệt huyết với bộ môn nghệ thuật giàu truyền thống của Đất phương Nam, nhiều năm nay Nghệ nhân Minh Thuận đã kết hợp với Học viện Hoa Nefertiti (Hà Nội) tổ chức nhiều lớp truyền dạy bộ môn này cho những người đam mê ở phía Bắc. Mong muốn của anh, muốn đưa môn nghệ thuật này ra nước ngoài, để ngày càng có nhiều người trên thế giới được biết về nét đẹp văn hóa Việt Nam giàu bản sắc dân tộc. Với những ý nghĩa đó, đầu năm 2019, Học viện Hoa Nefertiti (Hà Nội), CLB Nét Việt, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển Sinh Vật Cảnh Việt Nam và một số đơn vị đã giới thiệu bộ môn nghệ thuật này với công chúng Thủ đô và các tỉnh thành phía Bắc. 

    Quyết Tuấn/Sức Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghe-nhan-nguyen-minh-thuan-nguoi-thoi-hon-vao-nghe-thuat-tao-hinh-bang-hoa-qua-phuong-nam-a278885.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.