+Aa-
    Zalo

    Nghề làm đồ chơi truyền thống kiếm bộn tiền mùa Trung thu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những nghệ nhân làm đồ chơi truyền thống cho mùa Tết trung thu năm nay dễ dàng bỏ túi hàng chục triệu đồng vì nhu cầu người dân ngày càng lớn.

    Những nghệ nhân làm đồ chơi truyền thống cho mùa Tết trung thu năm nay dễ dàng bỏ túi hàng chục triệu đồng vì nhu cầu người dân ngày càng lớn.

    Mỗi mùa Trung thu đến gần, người dân xóm đạo Phú Bình (quận 11, TP HCM) lại rộn ràng chuẩn bị các loại đèn lồng như một thói quen từ 50 năm qua.

    Chia sẻ với VnExpress, chị Nguyễn Thị Thu cho biết: "Năm nay, gia đình tôi làm hơn 2.000 chiếc đèn. Công việc bắt đầu từ sau Tết và bây giờ là thời điểm bận rộn nhất. Đèn làm ra được tiêu thụ nhiều nơi như TP HCM, Đà Nẵng và các tỉnh miền Tây”.

    Cửa hàng lồng đèn tại khu vực xóm đạo. Ảnh: VnExpress.

    Do thị trường cạnh tranh khắc liệt từ các sản phẩm từ Trung Quốc cũng như nhu cầu khách hàng ngày càng cao, các cơ sở sản xuất cũng phải đổi mới sản phẩm để thu hút khách hàng như có nhiều mẫu mã hoạt hình hiện đại bên cạnh các sản phầm đèn ông sao truyền thống.

    Giá các loại đèn lồng cũng dao động với biên độ lớn, từ 60 – 800 nghìn đồng mỗi chiếc tùy kích thước và mẫu mã. Xưởng sản xuất của anh Nguyễn Trọng Bình đang sản xuất 1.500 chiếc và nhiều đơn hàng đang chờ khác chưa bắt tay vào thực hiện.

    Tương tự, thu nhập của các nghệ nhân làm tò he dịp Trung thu cũng tăng hơn hẳn so với ngày thường. Chia sẻ với PV tạp chí VietQ, một nghệ nhân cho biết, trong khi thu nhập ngày thường chỉ khoảng 6 triệu đồng/tháng thì dịp này, con số đó có thể gấp 3 lần, lên mức 20 triệu đồng/tháng.Như vậy, tính theo mức giá thấp nhất, doanh thu của gia đình anh trong mùa trung thu có thể lên tới ít nhất là 90 triệu đồng.

    Để có được mức thu nhập này, những người làm nghề tò he phải nhanh chân có mặt tại các sự kiện thu hút nhiều trẻ nhỏ ở công viên, nhà hát lớn hay bảo tàng dân tộc học…

    Sản phẩm thủ công truyền thống đang ngày càng được phụ huynh hướng tới do trẻ em được trải nghiệm các công đoạn thực hiện sản phẩm. Do đó, các nghệ nhân nhanh chóng tiếp cận khách hàng để tăng thu nhập. Một trong các hoạt động nghệ nhân tham gia là dạy kỹ năng cho trẻ nhỏ với mức thù lao 300 nghìn/buổi tại Bảo tàng dân tộc học.

    Anh Hổ, nghệ nhân tò he cho biết mỗi tháng có thể thu về 20 triệu đồng. Ảnh: VietQ.

    Anh Hổ, một nghệ nhân lâu năm tại Phú Xuyên cho biết mỗi chiếc tò he được bán giá từ 10 – 20 nghìn đồng. Trong đó tốn khoảng 4 nghìn nguyên liệu.

    Với lịch làm việc dày đặc tại các trung tâm vui chơi, anh Hổ cho biết nếu chăm chỉ và may mắn, có thể mỗi ngày họ bán được 1 triệu tiền tò he trong khi có nhiều ngày cũng chỉ thu được 100 nghìn dù trong tháng 8 Âm lịch.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghe-lam-do-choi-truyen-thong-kiem-bon-tien-mua-trung-thu-a202373.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan