Hiện nay, nhiều sinh viên đại học tại Trung Quốc đang trở thành tâm điểm trên mạng xã hội khi một số người đã chia sẻ lại câu chuyện thuê sinh viên làm việc vặt những trả lương rất thấp, hoặc đôi khi họ không cần trả lương.
Từ những việc như dắt chó đi dạo, cho mèo ăn cho đến chụp ảnh trên điện thoại, sinh viên Trung Quốc đảm nhận những công việc này tuy nhiên họ vẫn cảm thấy vui vẻ với những công việc đó. Thậm chí không ít người còn tự đăng bài quảng cáo cho dịch vụ của mình.
Thuật ngữ "ngu rành rành" cũng từ đó mà xuất hiện trên mạng xã hội. Nó được cho là một lời xúc phạm nhẹ nhàng để chỉ sự nhiệt tình của sinh viên khi làm những công việc bình thường, lương thấp những vẫn cảm thấy vui vẻ.
Công việc phổ biến nhất hiện nay và được nhiều sinh viên lựa chọn đó là dắt chó đi dạo. Trên các trang mạng xã hội, chủ của nhiều chú chó chia sẻ video chú chó của họ kiệt sức sau khi bị nhiều nhóm sinh viên dắt đi dạo.
Một sinh viên Đại học Tứ Xuyên có tên là Lou Xiyu đang đảm nhận công việc này. Nữ sinh cho biết từ ngày 16/6, cô bắt đầu đi bộ một giờ mỗi ngày để dắt chó thuê.
Chia sẻ với Sixth Tone, cô cho biết việc dắt chó đi dạo là lựa chọn phù hợp cho người nuôi chó và sinh viên vì công việc giải quyết 2 vấn đề cùng lúc đó là người nuôi chó không có thời gian dắt chó đi dạo, sinh viên yêu chó không đủ điều kiện để tự nuôi một con.
Hashtag "sinh viên đại học dắt chó đi dạo" trên mạng xã hội Xiaohongshu đã thu hút hơn 26 triệu lượt xem. Bên cạnh việc dắt chó đi dạo, sinh viên cũng sẵn sàng nhận công việc cho mèo ăn và làm hướng dẫn viên du lịch. Trên nền tảng mua sắm Xianyu, các sinh viên "tự marketing" bản thân bằng những lời mô tả kỳ lạ như "ngu rành rành" để kiếm việc.
Tuy nhiên, những lời quảng cáo này đã mang lại tác dụng. Dân mạng trên Xiaohongshu khen ngợi sinh viên vì làm việc chăm chỉ. Ví dụ, sinh viên làm hướng dẫn viên du lịch được khen ngợi vì đứng xếp hàng giúp khách tại các nhà hàng đông đúc, những người cho mèo ăn cũng được khen vì chăm mèo tốt.
Một công việc khác cũng đang được sinh viên chọn là bán kiến thức trên đường phố, bao gồm xem tarot, tư vấn sức khỏe tâm lý và tư vấn pháp lý.
Theo Sixth Tone, công việc này ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Tại các thành phố lớn ở Trung Quốc, một số sinh viên tốt nghiệp đại học bán kiến thức học thuật của mình cho người qua đường.
Cô Li Bingqian, 25 tuổi đã thử "bán hàng tự động trên phố tri thức" ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc vào tháng 1 năm nay. Li cung cấp các dịch vụ viết tay và thư pháp.
Cô chia sẻ rằng mình thích sự linh hoạt của công việc và tin nó phù hợp với những người trẻ tuổi đang tìm kiếm sự độc lập tài chính thông qua các công việc bán thời gian.
Sau khi kiếm được tổng cộng 2.400 nhân dân tệ (hơn 7,8 triệu đồng) trong 7 ngày, Li Bingqian có kế hoạch tiếp tục công việc này vào năm tới. Cô không cảm thấy xấu hổ về công việc bán thời gian của mình. Gia đình và bạn bè cũng rất ủng hộ cô.
Như Quỳnh(T/h)