+Aa-
    Zalo

    Nghệ An: Hàng nghìn du khách đổ về dự lễ hội đền Cờn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sáng nay (10/3), lễ hội đền Cờn, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã chính thức khai mạc, thu hút hàng nghìn người dân và du khách về tham dự.

    (ĐSPL) - Sáng 10/3 (tức 20/1 Âm lịch), lễ hội đền Cờn, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã chính thức khai mạc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự và hành hương.
    Mặc dù, năm nay thời tiết không mấy thuận lợi, có mưa kéo dài nhưng ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân và du khách xa gần đã nô nức kéo về đền Cờn để tham dự lễ khai mạc.
    Ngay sau khi khai hội, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao như: đánh bóng chuyền, kéo co, cờ thẻ, đẩy gậy, chạy ói... đã diễn ra. Các hoạt động này thu hút đông đảo vận động viên, bà con nhân dân địa phương và du khách thập phương tham dự.
    Đền Cờn được thành lập vào đầu thế kỷ XIII. Sử cũ chép rằng, Triều Nam Tống (Trung Quốc) bị thất thủ bởi đế quốc Nguyên Mông, vua tôi cùng Thái hậu, Hoàng hậu, hai công chúa và tướng lĩnh lên thuyền chạy về phía Nam. Trên đường đi lánh nạn không may gặp sóng to gió lớn, thuyền bị đắm chỉ còn lại 4 mẹ con Thái hậu bám vào được cột buồm, trôi dạt vào núi Quy Lĩnh, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và được nhà sư cứu vớt, chăm sóc.
    Song, nghĩ đến cảnh nước mất nhà tan, chạy giặc để dành lại giang sơn, nay vua tôi đã chết nên 4 mẹ con đã gieo mình xuống biển tự vẫn. Thi thể của Dương Thái Hậu, Quách Thị Hoàng hậu, 2 công chúa nổi lên vẫn y nguyên, mặt mũi hồng hào như người còn sống, một mùi thơm như Lan quế tỏa ra. Đó là ngày 07/1 Kỷ Mão năm 1279.
    Tú vị anh linh nhập vào cây gỗ thần trôi dạt vào Lạch Cờn (thuộc địa phận thôn Càn Môn), nay là phường Quỳnh Phương. Nghe tiếng gỗ thần, dân Càn môn đã lập miếu thờ. Sau khi mất, Thái hậu được Thượng đế phong làm Hải thần, cai quản 12 cửa biển và những vùng sông nước khác.
    Năm Hưng Long thứ XX (1312), vua Trần Anh Tông đi đánh giặc Phương nam vào cửa Cờn đã nằm mộng được nữ thần xin giúp sức. Khi đánh giặc trở về Kinh đô, nhà vua đã vào miếu tạ lễ đề thơ tặng và phong sắc "Đại Càn quốc gia
    Nam
    hải tứ vị thánh nương", ban vàng bạc xây dựng đền.
    Đền Cờn nổi tiếng linh thiêng thờ tứ vị thánh nương, càng nổi tiếng hơn vì đền đã được 2 ông vua – 2 bậc minh quân của 2 triều đại Trần – Lê dừng chân lại đền trong quá trình đi Nam chinh đánh giặc, tế lễ gia ân và ban tặng phong sắc.
    Cứ thường niên, vào ngày 20 – 21/1 Âm lịch, lễ hội đền Cờn lại được diễn ra, nhằm tôn vinh và giữ gìn những nét văn hóa, lịch sử của địa phương. Đến với lễ hội đền Cờn, du khách không những được hòa mình vào phần lễ trang nghiêm, uy nghi, thành kính mang đậm bản sắc phong tục của người dân vùng biển xứ Quỳnh, mà còn được sống với không khí lễ hội.
    Một số hình ảnh được ghi lại tại buổi khai mạc lễ hội đền Cờn:
    Các hoạt động thể thao diễn ra trong lễ hội
    Trò chơi đẩy gậy thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân
    Rất đông người dân và du khách thập phương về tham dự lễ hội và dâng hương
    Đội thuyền được trang hoàng rực rỡ
    Thi đấu cờ tướng thu hút nhiều người già tham gia
    Nhiều hoạt động dân gian như viết thư pháp, tù he cũng diễn ra trong lễ hội.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghe-an-hang-nghin-du-khach-do-ve-du-le-hoi-den-con-a86845.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tưng bừng lễ hội truyền thống đền vua Mai ở Nghệ An

    Tưng bừng lễ hội truyền thống đền vua Mai ở Nghệ An

    (ĐSPL) – Hằng năm, bắt đầu từ ngày 13 - 15 tháng Giêng, lễ hội truyền thống đền vua Mai lại long trọng được tổ chức. Năm nay, mặc dù thời tiết ngày chính lễ không mấy thuận lợi, nhưng mọi hoạt động của mùa lễ hội năm 2015 vẫn diễn ra đúng dự kiến.