Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày nào?
Ngày Quốc tế Phụ nữ còn được biết đến với tên gọi là ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế. Ngày này đã được chính thức hóa bởi Quốclà dịp để tôn vinh cho những đóng góp, hy sinh và công lao to lớn của chị em phụ nữ trên toàn thế giới đối với sự phát triển của đất nước nói chung, mà không phân biệt già trẻ, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ hay văn hóa.
Nguồn gốc lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Ngày Quốc tế phụ nữ (IWD) phát triển từ phong trào lao động và trở thành sự kiện thường niên được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận.
Những hạt mầm giúp nảy sinh IWD xuất hiện vào năm 1908, khi 15.000 phụ nữ tuần hành khắp thành phố New York, Mỹ để đòi giảm thời gian làm việc, lương cao hơn và quyền bầu cử cho phái yếu. Một năm sau đó, đảng Xã hội Mỹ đã công bố Ngày Phụ nữ quốc gia đầu tiên.
Ý tưởng tạo lập ngày quốc tế cho phái yếu đến từ một người phụ nữ có tên Clara Zetkin. Bà đề xuất ý tưởng này vào năm 1910, tại Hội nghị quốc tế của các lao động nữ ở Copenhagen (Đan Mạch). 100 phụ nữ đến từ 17 quốc gia có mặt ở đó và họ nhất trí đề xuất của bà Zetkin.
Lúc đề xuất ý tưởng, bà Zetkin không đề cập đến thời điểm cố định được chọn là Ngày Quốc tế Phụ nữ. Mọi thứ chưa chính thức hóa cho đến khi một cuộc đình công thời chiến nổ ra năm 1917, khi phụ nữ Nga yêu cầu "bánh mỳ và hòa bình". Bốn ngày sau cuộc tuần hành của phụ nữ, Sa hoàng buộc phải thoái vị và chính phủ lâm thời cấp quyền bầu cử cho phái yếu.
Ngày mà cuộc đình công của phụ nữ bắt đầu theo lịch Julian đang được sử dụng ở Nga khi đó là Chủ nhật, 23/2. Ngày này trong lịch Gregory (Dương lịch) là ngày 8/3 và đó là thời điểm được chọn làm ngày Quốc tế phụ nữ như hiện nay.
Như vậy, mỗi năm, phụ nữ có riêng một ngày được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Ở một số nước trên thế giới, ngày 8/3 được coi là ngày lễ chính trong năm và tổ chức rất lớn. Đàn ông ở nhiều nước trên thế giới chọn tặng hoa và quà cho mẹ, vợ, bạn gái…
Tại một số quốc gia như Cameroon, Croatia, Romania, Bosnia, Herzegovina, Bulgaria và Chile, dù ngày 8/3 không phải là một kỳ nghỉ lễ những vẫn được tổ chức rộng rãi.
Ngày Quốc tế Phụ nữ là một ngày lễ quốc gia ở nhiều nước, bao gồm cả Nga, nơi số lượng hoa bán ra tăng gấp đôi trong 3 - 4 ngày xung quanh thời điểm 8/3.
Ở Trung Quốc, nhiều phụ nữ được phép nghỉ làm nửa ngày vào 8/3 theo khuyến cáo của Quốc vụ viện, mặc dù nhiều người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng thực hiện ưu đãi này cho các nhân viên nữ.
Ở Italia, Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Festa della Donna được kỷ niệm bằng cách tặng hoa mimosa. Nguồn gốc của truyền thống chưa được xác nhận rõ ràng, nhưng nó được tin bắt đầu ở Rome sau Thế chiến hai.
Ở Mỹ, tháng 3 là tháng Lịch sử của phụ nữ. Tổng thống sẽ ra tuyên bố hàng năm nhằm tôn vinh những thành tựu của phụ nữ Mỹ.
Trong khi đó, phụ nữ trên thế giới thường kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, chống mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ…
Ở nước ta, các cơ quan, đoàn thể, gia đình thường tổ chức kỷ niệm ngày 8/3 rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Điều này bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhận sự hy sinh thầm lặng của phụ nữ Việt Nam.
Ý nghĩa Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Để thể hiện sự tôn vinh phụ nữ, một nửa thế giới, ngày 8/3 thường được tổ chức rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Đây cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc, yêu thương với người phụ nữ mà họ yêu quý.
Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: Vừa tham gia lao động, sáng tạo, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước và gia đình. Họ cũng là người mang nặng đẻ đau ra những đứa con và góp phần quan trọng nhất nuôi dạy trẻ thành người. Phụ nữ ngày càng khẳng định họ là phái đẹp chứ không phải là phái yếu như định kiến trước đây.
Ở một số nước trên thế giới, 8/3 được coi là ngày lễ lớn, đàn ông thường tặng hoa và quà cho những người phụ nữ quan trọng trong đời họ như mẹ, vợ, bạn gái…
Tại một số quốc gia, Ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng hoạt động liên hoan, meating, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới ở các khía cạnh thực tiễn như mức lương, cơ hội giáo dục đào tạo, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, hay điều kiện an sinh xã hội, đấu tranh chống mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ…
Như Quỳnh(T/h)