Trong cơn ngáo đá, Kiên cho rằng mẹ ruột bắt vợ con mình đem đi bán nên cầm dao đuổi chém, rồi đập phá đồ đạc.
Theo báo Tuổi trẻ, sáng 8/2, Cảnh sát 113 (Công an tỉnh Khánh Hòa) đã bàn giao Hồ Trung Kiên (27 tuổi, trú thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái, TP Nha Trang cho Công an xã Vĩnh Thái, TP Nha Trang điều tra, xử lý.
Kiên chính là kẻ ngáo đá đã đuổi chém mẹ ruột vào tối 7/2.
Hồ Trung Kiên tại trụ sở Công an xã Vĩnh Thái - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến |
Cùng đưa tin về vụ việc này, báo Tri thức trực tuyến cho hay, lúc 21h30 ngày 7/2, người dân thôn Thái Thông (xã Vĩnh Thái, TP Nha Trang, Khánh Hòa), nghe tiếng kêu cứu thất thanh của bà Trần Thị Kim Anh (53 tuổi, trú thôn Thái Thông). Khi mọi người tới nơi, chứng kiến Hồ Trung Kiên (con ruột bà Anh) đang cầm một con dao cán gỗ dài gần 1 m, đuổi chém mẹ mình.
“Kiên luôn miệng la hét và đòi thả vợ con mình ra. Nhìn nét mặt của Kiên rất đáng sợ, không ai dám lại gần”, hàng xóm bà Anh kể.
“Không biết Kiên đi đâu về, tay cầm dao la hét, đòi chém chết cả nhà vì dám bắt cóc vợ con mình. Tôi quá hoảng sợ, lúc đầu định khuyên nhủ con, nhưng thấy nó vung dao đòi chém nên tháo chạy ra ngoài”, bà Anh nhớ lại.
Cũng theo bà Anh, không chém được ai, Kiên quay sang đập phá đồ đạc trong nhà. Nhận tin báo, Cảnh sát 113, Công an tỉnh Khánh Hòa, tới hiện trường.
Trung tá Đỗ Xuân Kiều, Đội Cảnh sát 113, cho biết khi lực lượng đến hiện trường, Kiên vứt hung khí, bỏ chạy vào một quán Internet ở gần đó lẩn trốn.
“Nhắm lúc Kiên sơ hở, anh em lao vào khống chế khi người này vẫn còn la hét và đòi thả vợ con mình”, trung tá Kiều nói thêm.
Khi được đưa về trụ sở Công an xã Vĩnh Thái, Kiên vẫn còn trong tình trạng lơ ngơ, hai mắt ngây dại, miệng la hét: “Đừng hòng bắt vợ con tôi. Hãy thả họ ra. Vợ ơi… Vợ đâu rồi”
Cảnh sát bước đầu xác định Kiên bị ngáo đá. Nam thanh niên nghĩ vợ con mình bị bắt cóc nên đã la hét, đập phá toàn bộ cửa kính của gia đình rồi cầm rựa rượt đuổi mẹ ruột và những người xung quanh đòi thả vợ con…
Điều 135. Tội đe dọa người khác (Bộ Luật Hình Sự sửa đổi bổ sung năm 2009): 1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo |
(Tổng hợp)