+Aa-
    Zalo

    Ngành vận tải hàng hóa hàng không nỗ lực phục hồi

    (ĐS&PL) - Sau một thời gian bị tê liệt vì đại dịch Covid-19, nhu cầu giao thông hàng không tăng mạnh trong năm 2022 và tạo đà phục hồi cho năm 2023 về mức trước đại dịch thế nhưng vận tải hàng hóa hàng không gặp khó khăn do nhu cầu xuất khẩu sụt giảm.

    Sau một thời gian bị tê liệt vì đại dịch Covid-19, nhu cầu giao thông hàng không tăng mạnh trong năm 2022 và tạo đà phục hồi cho năm 2023 về mức trước đại dịch. Bởi vậy khi các đường bay quốc tế nhộn nhịp trở lại không chỉ khiến cho các hãng hàng không lấy lại đà tăng trưởng mà còn giúp nhiều doanh nghiệp trong mảng dịch vụ phi hàng không được “thơm lây”. Điều này thể hiện qua kết quả doanh thu quý của nhiều công ty tăng vọt đưa nhiều “ông lớn” đảo chiều báo lãi. 

    Thế nhưng, trái ngược với những tín hiệu tốt này thì tình hình vận tải hàng hóa đường hàng không lại lao dốc. Số đơn vận chuyển quốc tế giảm khiến lượng hàng hóa di chuyển bằng đường hàng không trong 2 tháng đầu năm sụt 28% so với cùng kỳ. Tại các hãng hàng không nội địa, tình hình vận chuyển hàng hóa cũng không mấy sáng sủa. Trong quý I/2023, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HOSE: SCS) ghi nhận doanh thu thuần 162 tỷ đồng và lãi ròng 113 tỷ đồng, giảm tương ứng 34% và 40% so với cùng kỳ.

    Trong khi đó, doanh thu và lãi ròng của CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (HOSE: NCT) cũng giảm tương ứng 21% và 25% so với cùng kỳ, đạt 150 tỷ đồng và 45 tỷ đồng. Ngoài ra, biên lãi gộp cũng giảm, trong đó SCS hạ xuống mức 76%, còn NCT xuống 43%.

    Nguyên nhân là bởi ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, mức giảm mạnh còn đến từ việc sản lượng hàng hóa qua đường hàng không đã tăng đột biến trong quý I/2022 – giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đeo bám.

    Điểm tích cực là dù kết quả kinh doanh hạ nhiệt, nhưng bảng cân đối kế toán của hai doanh nghiệp trên vẫn lành mạnh. SCS có hơn 1.136 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó 93% là tiền mặt và khoản đầu tư nắm giữ tới đáo hạn. Công ty không có vay và nợ thuê tài chính.

    Về phía NCT, doanh nghiệp này nắm trong tay 168 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó 43 tỷ đồng là tiền và khoản đầu tư nắm giữ tới đáo hạn và 111 tỷ đồng khoản phải thu. Ở bên kia bảng cân đối, công ty có vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 123 tỷ đồng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nganh-van-tai-hang-hoa-hang-khong-no-luc-phuc-hoi-a575742.html
    Chậm nộp BCTC hàng loạt cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát

    Chậm nộp BCTC hàng loạt cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát

    Nhiều cái tên quen thuộc như HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), HPX của Công ty CP Đầu tư Hải Phát,… đã bị Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố trong tháng 5 sẽ chuyển hàng loạt cổ phiếu từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát .

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chậm nộp BCTC hàng loạt cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát

    Chậm nộp BCTC hàng loạt cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát

    Nhiều cái tên quen thuộc như HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), HPX của Công ty CP Đầu tư Hải Phát,… đã bị Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố trong tháng 5 sẽ chuyển hàng loạt cổ phiếu từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát .

    TVC đầu tư gần nghìn tỷ đồng vào

    TVC đầu tư gần nghìn tỷ đồng vào "cổ phiếu quốc dân" nhưng cũng đành ôm lỗ

    Nhắc đến "cổ phiếu quốc dân", hiếm có cổ phiếu nào xứng đáng hơn cái tên HPG của Hòa Phát với lượng cổ đông thuộc hàng đông đảo nhất sàn chứng khoán, không ngoại lệ CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (TVC) cũng nắm hơn 897 tỷ đồng giá gốc cổ phiếu HPG, 289 tỷ đồng cổ phiếu FPT, 67 tỷ đồng cổ phiếu MWG, hơn 11 tỷ đồng cổ phiếu TDH,… thế nhưng mới đây công ty này vẫn báo lỗ.