+Aa-
    Zalo

    Ngành trà năm nghìn năm tuổi của châu Á ra sao khi người trẻ đua nhau uống cafe?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong danh sách những nước trồng trà nhiều nhất tại châu Á cũng có cả những nước vừa có thế mạnh về trà, vừa có thế mạnh về cafe như Việt Nam và Indonesia.

    Trong danh sách những nước trồng trà nhiều nhất tại châu Á cũng có cả những nước vừa có thế mạnh về trà, vừa có thế mạnh về cafe như Việt Nam và Indonesia.

                                       Ảnh: Nikon USA

    Những doanh nhân cắm cúi làm việc trên laptop hoặc xem tin nhắn trên điện thoại thông minh, những người phụ nữ mặc đồ Hồi giáo nhấp những chén trà…

    Thói quen thưởng thức đó đã giúp cho gian hàng của TWG tại Jakarta của Indonesia trở thành điểm đến sôi động và hấp dẫn trong thành phố.

    Với rất nhiều cửa hàng bán các sản phẩm chè truyền thống trên khắp châu Á, tập đoàn Wellbeing (TWG) của Singapore đang cố gắng lôi kéo người châu Á uống trà trở lại, theo khẳng định của nhà quản lý truyền thông tập đoàn. 

    Việc lôi kéo người tiêu dùng uống trà trở lại ở một khu vực là nơi tập trung của 7 trên 10 nước sản xuất trà lớn nhất thế giới có thể bị coi như câu chuyện lạ, nhưng thực ra nó có lý do hợp lý riêng. Trong thập kỷ qua, sự bùng nổ của văn hóa uống cafe với sự dẫn đầu là Starbucks đã khiến ngành trà châu Á gặp khó.

    CEO của thương hiệu trà Dilmah tại Sri Lanka, ông Dilhan C. Fernando, nhận xét: “Văn hóa uống cafe đã lôi kéo người trẻ tại nhiều khu vực địa lý khác nhau.”

    Cho đến nay, những điểm chuyên chỉ dành cho thưởng thức trà ví như của TWG được nói đến ở đầu bài không mấy phổ biến tại các thành phố của châu Á. Tại các trung tâm thương mại khắp châu Á, các nhà quản lý trung tâm thương mại muốn dành chỗ cho con người ta tránh nóng, tránh sự ồn ào bên ngoài, và các tiệm cafe phát triển bùng nổ. 

    Chính bản thân Indonesia cũng có nhiều chuỗi kinh doanh cafe như Anomali, Liberica và Tanamera, tất cả họ có cửa hàng ở Jakarta và một số thành phố lớn khác. Ngoài ra, nhiều tiệm cafe nhỏ khác cũng mọc lên ngày một nhiều. 

    Châu Á có lịch sử trồng trà và uống trà rất dài, lên đến năm nghìn năm. Trong năm ngoái, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan được xếp trong danh sách ba nước tiêu thụ nhiều sản phẩm trà nhất thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ cũng đứng đầu thế giới về sản xuất trà. Còn nếu tính theo lượng trà tiêu thụ bình quân đầu người, Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland và UAE cao nhất thế giới. 

    Tại Trung Quốc, tổng diện tích canh tác trà hiện nay hơn 2,72 triệu hecta, cao hơn một chút so với tổng diện tích đất của Israel. Các nông trại của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào trồng trà xanh, ngoài ra là loại trà vàng quý hiếm có thể có giá lên đến vài nghìn USD cho khoảng nửa cân trà. 

    Trong danh sách những nước trồng trà nhiều nhất tại châu Á cũng có cả những nước vừa có thế mạnh về trà, vừa có thế mạnh về cafe như Việt Nam và Indonesia. Việt Nam hiện đang là nước sản xuất cafe lớn thứ hai trên thế giới đồng thời là nước sản xuất trà lớn thứ sáu. Indonesia là nước sản xuất cà phê lớn thứ tư thế giới và đứng thứ bẩy về sản xuất trà. 

    Dù xu thế uống cà phê đang bùng nổ, ngành chè toàn cầu vẫn tăng trưởng được về quy mô. Theo tính toán của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Euromonitor International, thế giới tiêu thụ 2,9 triệu tấn trà trong năm 2016, tăng 1,6 triệu tấn so với năm 2002. Tổng lượng tiêu thụ trà ước đạt 3,3 triệu tấn vào năm 2021. 

    Tiêu thụ trà được dự báo sẽ tăng nhanh hơn so với cafe, tốc độ tăng trưởng giai đoạn năm năm từ nay đến năm 2021 tiêu thụ ước sẽ đạt khoảng 15%, cao hơn so với mức 11,3% của tiêu thụ cafe. 

    Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mức chi tiêu cho sản phẩm cafe vẫn thấp hơn trà, và thấp hơn nhiều so với phương Tây. Người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương chi tiêu trung bình 4USD/năm cho các sản phẩm cafe trong năm 2016, mức chi tiêu thấp hơn nhiều so với con số 42USD tại khu vực Tây Âu và 38USD ở khu vực Bắc Mỹ. 

    Hoạt động tiêu dùng trà không dễ thấy như cafe bởi nó không thể hiện ra ở các tiệm đồ uống đẹp đẽ mà chủ yếu ở việc tiêu dùng sản phẩm trong các siêu thị, trung tâm mua sắm. 

    Ngoài ra, thị trường đồ uống trà đóng chai cũng vô cùng sôi động với sự tham gia của nhiều công ty lớn như Coca-Cola và nhiều công ty đồ uống lớn khác. 

    Tuy nhiên, nhiều công ty trà muốn hướng đến thị trường tiêu dùng cao cấp như người sử dụng cafe hiện nay. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên nếu trong những năm tới, người ta sẽ chứng kiến sự phát triển của những tiệm trà với cách thưởng thức khác, sang trọng và đẳng cấp hơn.

    Nguồn: Tạp chí Diễn đàn đầu tư

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nganh-tra-nam-nghin-nam-tuoi-cua-chau-a-ra-sao-khi-nguoi-tre-dua-nhau-uong-cafe-a206707.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan