+Aa-
    Zalo

    Ngành thuế sẽ có quyền truy số tài khoản người bị cưỡng chế?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo Dự thảo, trường hợp người bị cưỡng chế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử thì quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.

    Theo Dự thảo, trường hợp người bị cưỡng chế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử thì quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.

    Bộ Tài Chính vừa lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư 215 hướng dẫn thi hành quyết định hành chính về cưỡng chế thuế.

    Theo đó, trong trường hợp thực hiện cưỡng chế bằng cách trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhưng dữ liệu không đầy đủ thì cơ quan thuế có quyền gửi văn bản yêu cầu người bị cưỡng chế, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, cung cấp thông tin về số tài khoản, số tiền có trong tài khoản của người bị cưỡng chế.

    Trường hợp người bị cưỡng chế mở nhiều tài khoản tại nhiều kho bạc, ngân hàng khác nhau thì người có thẩm quyền căn cứ vào số tài khoản mở tại kho bạc nhà nước, ngân hàng để ban hành quyết định cưỡng chế từ một hay nhiều tài khoản để đảm thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp. Đồng thời cơ quan thuế có thể yêu cầu ngân hàng phong tỏa những tài khoản còn lại.

    Ngành thuế sắp tới sẽ có quyền truy số tài khoản người bị cưỡng chế và yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản để bảo đảm thu đủ số tiền thuế nợ... Ảnh: Thanh niên

    Cũng theo dự thảo này, cơ quan thuế phải gửi quyết định cưỡng chế cho người bị cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế theo phương pháp điện tử.

    Trường hợp người bị cưỡng chế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử thì quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.

    Trường hợp người bị cưỡng chế không nhận được quyết định này thì cơ quan thuế đăng báo hoặc trang thông tin điện tử của ngành thuế và khi đó xem như quyết định đã được giao.

    Hồi tháng trước, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi quy định về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho một số trường hợp cụ thể để phù hợp với thực tế và quy định mới của pháp luật có liên quan.

    Tại tờ trình Chính phủ về việc xây dựng Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi quy định về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho một số trường hợp cụ thể để phù hợp với thực tế và quy định mới của pháp luật có liên quan.

    Việc xóa nợ đối với cá nhân, Bộ Tài chính cho hay, Điều 65 Luật Quản lý thuế quy định 3 trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; trong đó có quy định “cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ”.

    Nhưng thực tế triển khai thực hiện xoá nợ thuế đối với cá nhân đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế gặp khó khăn vướng mắc.

    Lý giải về vấn đề này Bộ Tài chính cho biết, hiện không có cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm về việc xác nhận cá nhân chết còn tài sản hay không. Mặt khác, khi cá nhân còn nợ thuế đã chết, nếu còn tài sản thì tài sản này còn thuộc quyền sử dụng của gia đình họ, cơ quan thuế không thể thực hiện kê biên, bán đấu giá tài sản sử dụng chung này để thu hồi tiền thuế nợ được, nếu thực hiện sẽ gây phản cảm trong dư luận xã hội.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nganh-thue-se-co-quyen-truy-so-tai-khoan-nguoi-bi-cuong-che-a214609.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan