+Aa-
    Zalo

    Ngân hàng VDB chống lại phán quyết của TAND cấp cao

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bản án của Toà đã có hiệu lực, việc thi hành án đã vào cuộc, ngân hàng VDB vẫn cố tình không thực hiện.

    (ĐSPL) - Góp vốn làm ăn nhưng công ty cổ phần Bất động sản Vinalines (công ty Vinalines) bị đối tác là công ty cổ phần Khai thác Vận tải đường biển Ninh Thuận (vận tải Ninh Thuận) giả mạo hồ sơ lừa đảo chiếm đoạt 58 tỉ đồng. TAND cấp cao tại Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử.

    Số tiền 14 tỉ đồng công ty Vận tải Ninh Thuận lừa đảo hiện đang ở ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh Ninh Thuận cũng bị Toà tuyên phải hoàn trả. Thế nhưng, bản án của Toà đã có hiệu lực, việc thi hành án đã vào cuộc, ngân hàng VDB vẫn cố tình không thực hiện.

    Siêu lừa tiền tỷ

    Năm 2010, phát hiện ra Nguyễn Hải Trung và đồng bọn ở công ty Vận tải Ninh Thuận có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của mình, công ty Vinalines đã làm đơn tố cáo ra cơ quan công an.

    Cơ quan công an vào cuộc và đã làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Trung và đồng bọn. Theo đó, bằng việc lập hồ sơ hai dự án “ma” Hải Trung và đồng bọn đã ký hợp đồng góp vốn với công ty Vinalines. Sau đó công ty Vinalines đã chuyển 58 tỉ đồng cho công ty Vận tải Ninh Thuận. Khi nhận được tiền, Trung chỉ đạo nhân viên rút và chuyển hơn 54 tỉ đồng cho nhiều tổ chức và cá nhân. Trong đó chuyển cho ngân hàng VDB chi nhánh Ninh Thuận 14 tỉ đồng.

    Ngày 20/11/2015 TAND cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tòa tuyên hoàn trả cho công ty Vinalines 14 tỉ đồng hiện đang phong toả tại tài khoản tiền gửi của công ty Vinalines mở tại ngân hàng VDB.

    Mặc dù đã có phán quyết của TAND cấp cao về việc ngân hàng VDB có trách nhiệm mở tài khoản phong toả số tiền 14 tỉ đồng của công ty Vinalines, thế nhưng ngân hàng VDB cố tình chây ỳ không thực hiện phán quyết của toà, khiến vụ việc tưởng chừng được giải quyết đơn giản theo quy định của pháp luật lại trở nên nhiêu khê hơn bao giờ hết.

    Các đối tượng vẽ ra dự án đóng tàu "ma" để lừa đảo (Ảnh minh hoạ).

    Chây ỳ thi hành án

    Theo đó, ngày 12/11/2015, cục Thi hành án Dân sự TP.Hà Nội đã ra Quyết định 104 về việc thi hành án đối với việc hoàn trả số tiền 14 tỉ đồng từ tài khoản phong tỏa tại sở giao dịch 1, ngân hàng VDB theo phán quyết tại bản án số 114/2015 HSPT của TAND cấp cao tại Hà Nội. Cục Thi hành án Dân sự TP.Hà Nội đã có nhiều thông báo như 137, 627, 926 về việc hết thời hạn tự nguyện thi hành án nhưng sàn giao dịch 1, ngân hàng VDB cố tình trì hoãn không tiến hành thủ tục mở phong tỏa tài khoản và yêu cầu đơn vị này thực hiện theo phán quyết của TAND.

    Trước việc ngân hàng VDB cố tình không thực hiện phán quyết của Tòa án, công ty Vinalines đã có nhiều công văn gửi lên cục Thi hành án Dân sự TP.Hà Nội đề nghị có biện pháp quyết liệt trong việc thực thi bản án có hiệu lực pháp luật. Thế nhưng phía Cục cũng “lừng chừng” khi thực hiện. Ra quyết định thi hành án từ tháng 11/2015, nhưng đến tháng 2/2016 việc thi hành bản án đã có hiệu lực vẫn “giẫm chân tại chỗ”.

    Sau nhiều lần “ngâm tôm”, Cục mới có công văn trả lời công ty Vinalines với nội dung: Do bản án không tuyên rõ ràng. Cục này cũng cho biết đã làm văn bản số 923 ngày 19/1/2016 gửi TAND cấp cao tại Hà Nội để giải thích, bổ sung bản án. “Việc cục Thi hành án Dân sự TP.Hà Nội gửi công văn yêu cầu giải thích bổ sung bản án trong trường hợp đã quá rõ ràng thể hiện trình độ chuyên môn non yếu, hạn hẹp. Ngoài ra, Cục này đã có công văn gửi TAND cấp cao tại Hà Nội đề nghị giải thích bổ sung bản án phúc thẩm số 114. Đến thời điểm hiện tại là hơn 2 tháng nhưng phía TAND cấp cao vẫn chưa có văn bản nào để giải thích theo đúng quy định của pháp luật. Điều này vi phạm vào khoản 2, Điều 179, luật Thi hành án Dân sự quy định từ 15 đến 30 ngày phải có văn bản phúc đáp”, luật sư Lê Đức Thắng (Trưởng văn phòng luật sư Lê & Đồng sự) cho biết.

    Ngoài ra, phía ngân hàng VDB cũng nêu lý do chưa thực hiện yêu cầu của cục Thi hành án Dân sự TP.Hà Nội vì đang có đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm đối với số tiền hoàn trả này. Đồng thời, ngân hàng VDB cũng nại ra rằng: Số tiền 14 tỉ đồng này được ngân hàng thu nợ được hạch toán và trở thành tài sản Nhà nước. Ngân hàng này phải báo cáo với bộ Tài chính và sẽ thực hiện theo ý kiến của Bộ này.

    Đánh giá về ý kiến trên của ngân hàng Phát triển Việt Nam, luật sư Thắng cho rằng: Theo Điều 48, luật Thi hành án Dân sự thì đề nghị hoãn thi hành án vì đang có đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm không phải là trường hợp được hoãn thi hành án. Ngoài ra, việc ngân hàng VDB hỏi ý kiến bộ Tài chính về việc giải quyết đối với số tiền 14 tỉ đồng, theo quy định của Bộ luật TTHS, luật Thi hành án thì bộ Tài chính không phải là cơ quan giải thích pháp luật trong trường hợp bản án chưa có nội dung rõ ràng, đồng thời đây cũng không phải là cơ quan có thẩm quyền can thiệp vào việc giải quyết khi đã có một bản án có hiệu lực pháp luật rõ ràng. Do đó việc hỏi ý kiến bộ Tài chính là không cần thiết cũng như không có căn cứ pháp luật.

    NHÓM PHÓNG VIÊN

    [mecloud]jEMg1WEW95[/mecloud]

    Cập nhật các bài viết liên quan tại chuyên mục : An Ninh Hình SựTin báo pháp luật mới
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngan-hang-vdb-chong-lai-phan-quyet-cua-tand-cap-cao-a142494.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vinalines thoái vốn tại 2 công ty

    Vinalines thoái vốn tại 2 công ty

    (ĐSPL) - Thủ tướng Chính phủ đồng ý trước mắt thoái vốn của Vinalines tại Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng và Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn xuống còn 20\% vốn điều lệ