+Aa-
    Zalo

    Ngân hàng Nhà nước "mách" cách nhận diện tiền polymer giả

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cho đến nay các loại tiền giả polymer đã thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đều có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường...

    (ĐSPL) - Cho đến nay các loại tiền giả polymer đã thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đều có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các yếu tố bảo an dành cho công chúng...

    Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, lượng tiền giả thu giữ trong 6 tháng đầu năm 2015 qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước tăng 9,45\% so với cùng kỳ năm 2014.

    Theo kết quả phân tích của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho đến nay các loại tiền giả polymer đã thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đều có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các yếu tố bảo an dành cho công chúng (như: hình bóng chìm, mực đổi màu, yếu tố hình ẩn (DOE)...). Mặc dù vậy, nếu người tiêu dùng không nắm rõ được các đặc điểm bảo an của tiền thật, không kiểm tra đồng tiền khi giao dịch thì vẫn có thể rủi ro nhận phải tiền giả.

    NHNN cũng cho biết thêm, có 5 cách chính để có thể nhận biết, kiểm tra tiền giả. Theo đó, khách hàng có thể soi tờ bạc trước nguồn sáng; vuốt nhẹ tờ bạc (kiểm tra các yếu tố in lõm); chao nghiêng tờ bạc (kiểm tra mực đổi màu, IRIODIN, hình ẩn nổi); kiểm tra các cửa sổ trong suốt (số mệnh giá dập nổi và yếu tố hình ẩn); hoặc dùng kính lúp, đèn cực tím (kiểm tra chữ in siêu nhỏ, các yếu tố phát quang).

    Thông qua kiểm tra các yếu tố trên, khách hàng có thể xác định tờ bạc đang cầm là giả nếu có những dấu hiệu sau: hình bóng chìm không tinh xảo; các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; khi vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì, không nhám, ráp như ở tiền thật; cụm gố mệnh giá dập nổi trên cửa số trong suốt không tinh xảo, không có yếu tố hình ẩn…

    Theo NHNN, các chất liệu in tiền giả dễ bị bai giãn hoặc rách khi bị kéo, xé nhẹ ở cạnh tờ bạc, mực in dễ bong tróc. Để khẳng định một tờ bạc là tiền thật hay giả, theo cơ quan này, người tiêu dùng cần phải kiểm tra nhiều yếu tố bảo an, tối thiểu là 3 đến 4 yếu tố nêu trên để xác định tiền thật hay giả. NHNN khuyến cáo người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của tiền thật, và có thói quen kiểm tra đồng tiền mỗi khi giao dịch tiền mặt để tránh rủi ro nhận phải tiền giả.

    Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước luôn khuyến cáo người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của tiền thật và có thói quen kiểm tra đồng tiền mỗi khi giao dịch tiền mặt để tránh rủi ro nhận phải tiền giả.

    Những yếu tố để kiểm tra đồng 500.000 giả. (Ảnh: Lao Động).

    7 cách để phân biệt tiền 500 ngàn giả và thật:

    Cách 1: Vuốt tờ tiền

    Tiền 500 ngàn thật có các yếu tố in lõm. Nếu dùng tay vuốt nhẹ, người cầm tiền thật sẽ thấy cảm giác nhám và hình nổi của nét in, còn với tiền giả tờ tiền rất trơn và phẳng.

    Cách 2: Soi tờ tiền

    Tiền 500 ngàn có một số yếu tố được in bóng chìm, in hình khớp khít. Những hình chìm này chỉ soi tờ tiền dưới nguồn sáng mới thấy được. Ở tiền giả có một số loại cũng thấy yếu tố này nhưng không sắc sảo rõ nét như tiền thật, hình khớp khít (những chi tiết, chữ, hoa văn được in 2 mặt tờ tiền, mỗi mặt in nửa hình, khi soi dưới nguồn sáng sẽ thấy hoa văn 2 nửa trên 2 mặt khớp lại với nhau) không chuẩn như tiền thật.

    Cách 3: Soi tiền dưới đèn tia cực tím

    Mệnh giá của tờ tiền 500 ngàn in trong vùng hình chữ nhật bằng mực không màu, khi soi dưới đèn cực tím sẽ thấy vùng chữ nhật này phát quang và thấy rõ mệnh giá. Ở tiền giả, vùng chữ nhật này phát quang yếu, hoặc không soi đèn cực tím cũng thấy rõ vùng chữ nhật này vì tiền giả in thủ công bằng mực màu.

    Một chi tiết khác nằm ở số seri. Khi soi đèn tia cực tím sẽ thấy dòng seri dọc màu đỏ phát quang màu cam, dòng seri ngang màu đen phát quang màu xanh dương. Với tiền giả thì số seri không phát quang hoặc phát quang yếu và không giống màu ở tiền thật.

    Cách 4: Dùng kính lúp

    Tiền thật có những chữ như "VN" hay "NHNNVN" và số mệnh giá được in siêu nhỏ, lặp đi lặp lại trong một vùng, dùng kính lúp sẽ thấy rõ các kí tự này. Tiền giả thường không có các chữ in siêu nhỏ này.

    Cách 5: Ngửi tờ tiền

    Tiền polymer VND có mùi polymer đặc trưng. Ở tiền giả, mùi tiền rất hôi như mùi nhựa, mùi bao nilon. Yếu tố này thường giúp cho nhân viên ngân hàng phát hiện tiền giả trong một thép tiền mà không cần phải kiểm từng tờ, chỉ cần giũ nhẹ xấp tiền ngang mũi là biết được ngay.

    Cách 6: Nghiêng qua nghiêng lại tờ tiền

    Ở tiền thật có một số hoa văn khi nghiêng qua nghiêng lại sẽ thấy hoa văn đổi màu. Tiền giả thì không đổi màu hoặc màu không như tiền thật. Trên tờ tiền có một dãy băng dọc màu vàng ánh kim, trên đó có in số mệnh giá, khi nghiêng qua nghiêng lại ta thấy dãy băng này lấp lánh rất đẹp. Tiền giả thì không có yếu tố này, hoặc có thì không lấp lánh mà in chết một màu.

    Cách 7: Cửa sổ

    Trên tờ tiền có 2 cửa sổ trong suốt, 1 lớn 1 nhỏ được in ở 2 góc tờ tiền. Trên cửa sổ lớn có in nổi mệnh giá. Tiền giả đôi khi cũng có yếu tố này nhưng nét dập không sắc sảo, hoặc tờ tiền được bấm lỗ và dán lớp nhựa rời làm cửa sổ, dùng tay gỡ miếng nhựa trong suốt này ra được dễ dàng.

    Cửa sổ nhỏ có in hoa văn ẩn, yếu tố này chưa có tờ tiền giả nào làm được. Chỉ cần đặt sát cửa sổ nhỏ vào mắt, hướng mắt nhìn tới nguồn sáng nhỏ màu đỏ mạnh hơn ánh sáng xung quanh, ta sẽ thấy hiện ra 1 bông hoa sáng rực rỡ nhiều màu sắc rất đẹp như ánh hào quang. Đây là cách kiểm tra dễ thấy nhất và dễ phân biệt nhất.

    Cách 8: Xem số seri

    Tiền giả thường có rất nhiều tờ trùng số seri. Điều này không bao giờ xảy ra ở tiền thật, vì mỗi tờ có một số seri khác nhau.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngan-hang-nha-nuoc-mach-cach-nhan-dien-tien-polymer-gia-a108492.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.