Các ngân hàng khuyến nghị khách hàng cần xem xét cẩn thận tất cả email, cảnh giác với email yêu cầu chuyển khoản để xác định yêu cầu này có khác thường hay không.
Trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng liên tục phát đi các cảnh báo khách hàng về tình hình tội phạm công nghệ cao lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Hình thức tấn công ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Không chỉ đánh cắp thông tin bằng các website giả mạo, mới đây một số ngân hàng tiếp tục phát đi cảnh báo xuất hiện hình thức lừa đảo mới. Nhiều khách hàng đã bị mất tiền, có người lấy lại hoàn tiền, có người phải chờ thời gian dài, có người thì khó lấy lại được...
Cũng như chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội và email, 2 cách thức phổ biến mà hacker sử dụng để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của người dùng tại Việt Nam đó là sử dụng mã độc để đánh cắp thông tin và giả mạo website của các ngân hàng, tổ chức tài chính để qua mặt người sử dụng.
Cách thức phổ biến nhất đó là hacker sẽ tạo một phần mềm độc hại, thường là núp bóng các phần mềm phổ biến hoặc phần mềm bẻ khóa (crack) rồi đẩy lên Internet. Khi người dùng tải về và sử dụng, mã độc sẽ được kích hoạt để đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu. Chiếm được tài khoản của người dùng, tin tặc sẽ tiến hành các giao dịch lấy cắp tiền.
Bên cạnh đó, hacker cũng tạo ra các website có giao diện giống hệt trang của ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền… Bước tiếp theo, chúng mạo danh ngân hàng, người thân, bạn bè gửi đường dẫn trang web đó tới nạn nhân. Trên trang giả mạo, người dùng sẽ được yêu cầu nhập thông tin cá nhân, tài khoản. Một khi thực hiện theo các hướng dẫn này là người dùng đã tự cung cấp tài khoản của mình cho hacker.
Các dấu hiệu nhận biết giao dịch lừa đảo gồm có: Hợp đồng và các giao dịch liên quan đến thực hiện hợp đồng (thông báo giao hàng, hóa đơn đòi tiền, thương lượng…) đều thực hiện qua email. Bên xuất khẩu và bên nhập khẩu không xác nhận giao dịch bằng các hình thức liên lạc khác.
BIDV cảnh báo một hiện tượng lừa đảo khác là giả mạo thông tin tổng đài chăm sóc khách hàng. Ngân hàng này cho biết, hiện nay, trên mạng Internet xuất hiện website hướng dẫn thông tin sai lệch về số điện thoại tổng đài CSKH của BIDV và một số ngân hàng khác nhằm lừa đảo khách hàng gọi điện để lợi dụng, trục lợi từ phí kết nối tổng đài của khách hàng. BIDV qua các kênh chính thức như kênh thư điện tử [email protected], kênh chat tại bidv.com.vn...
Trước dấu hiệu đó, các ngân hàng phải liên tục phát đi cảnh báo lưu ý khách hàng chỉ truy cập vào các địa chỉ website chính thức của ngân hàng và đăng nhập vào các hệ thống ngân hàng điện tử được liên kết từ trang web này. Trường hợp nghi ngờ đã truy cập vào website giả mạo cần đổi mật khẩu gấp và liên hệ tổng đài ngân hàng.
Eximbank cũng khuyến nghị khách hàng không cho phép đơn vị chấp nhận thẻ quẹt thẻ ATM qua bất kỳ thiết bị nào khác máy POS và luôn giám sát trong quá trình thực hiện giao dịch.
Chủ thẻ cũng được cảnh báo không cung cấp các thông tin như số thẻ, hiệu lực thẻ, mã số bảo vệ thẻ, thông tin đăng nhập Internet Banking, ngân hàng trực tuyến và mã PIN hay OTP cho người khác. Ngoài ra, chủ thẻ nên thường xuyên thay đổi mã PIN, lấy tay che bàn phí khi giao dịch tại máy ATM, POS.
Người dùng thẻ cần quan sát kỹ máy ATM trước khi thực hiện giao dịch, chú ý các vị trí như khe đọc thẻ, bàn phím… Trường hợp phát hiện có các thiết bị lạ hoặc dấu hiệu bất thường thì không thực hiện giao dịch, đồng thời thông báo cho ngân hàng quản lý.
Vũ Đậu (T/h)