Rau ngải cứu là một vị thuốc Đông y có thể điều trị được nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách nó có thể gây ngộ độc, thậm chí tổn hại thần kinh.
Sử dụng ngải cứu đúng cách mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa |
Những tác dụng tuyệt vời của ngải cứu đối với sức khỏe
Ngải cứu vốn là một vị thuốc trong Đông y, có vị đắng, tính hơi ấm và có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp. Ngải cứu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
- Giảm đau: Dùng cho các trường hợp đau nhức xương cơ khớp, phong thê thấp.
- Điều kinh: Công dụng được biết đến nhiều nhất của ngải cứu là điều hòa kinh nguyệt, giúp trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
- Điều trị cơ thể suy nhược: Trẻ nhỏ biếng ăn, còi xương hay người già ăn không ngon miệng có thể dùng ngải cứu để cải thiện tình hình.
- Cầm máu: Ngải cứu có thể chữa trị các trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu.
- Giảm cảm triệu chứng ảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh.
- Trị mụn nhọt: Ngải cứu có thể là một loại mặt nạ trị mụn nhọt hiệu quả.. Ngải cứu cũng giúp chữa trị trường hợp vàng da, ngứa da.
- Trị rôm sảy: Trẻ em bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
Trứng chiên ngải cứu là món ăn được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa |
Những người không nên dùng ngải cứu
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu mang thai, phụ nữ nên tránh dùng các loại dược liệu, trong đó có ngải cứu.
Một số trường hợp động thai có dấu hiệu ra máu có thể dùng bài thuốc từ ngải cứu sau: Ngải cứu sao cháy, vẩy chút nước cho hết hỏa độc và sắc lên uống.
Khi uống cần phải cẩn trọng. Tốt nhất là nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
- Người bị viêm gan không nên ăn
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Quỳnh Chi (T/h)