+Aa-
    Zalo

    Ngã vào vũng nước bị rò điện bé một tuổi nguy kịch

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bé gái quê Bình Dương đang chơi ở vũng nước trước sân bất ngờ bị điện giật ngã. Bé nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

    Bé gái quê Bình Dương đang chơi ở vũng nước trước sân bất ngờ bị điện giật ngã. Bé nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. 

    Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Lộc, Trưởng Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) xác nhận, Khoa cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.T.P. (1 tuổi, sống ở Bình Dương) cấp cứu vì bị điện giật.

    Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương tim, tổn thương nặng nề cơ vân, phù não. Các bác sĩ cho bé thở máy, hỗ trợ tim, chống phù não, kháng sinh tích cực.

    Người nhà bệnh nhi cho biết, trước đó vào 19h tối ngày 7/6, bé P. đang chơi ở vũng nước trước sân nhà thì bị điện rò rỉ ở trụ điện gần đó gây giật khiến bé ngã xuống, hôn mê tại hiện trường.

    Thấy vậy, mẹ bé chạy lại kéo con ra cũng bị điện giật. Bé được người nhà đưa đến Bệnh viện tỉnh Bình Dương cấp cứu trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Tại đây, sau 30 phút hồi sức, bé có nhịp tim trở lại và được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 vào trưa ngày 8/6.

    Bệnh nhi đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Báo Tin tức

    Kết quả khảo sát CTScan cho thấy bé có tình trạng phù não lan toả hai bán cầu. Hiện tại, sau hơn ba ngày điều trị, tuy vẫn tiếp tục thở máy nhưng tình trạng tri giác bé có cải thiện, điểm glasgow từ 7-8 điểm, tình trạng tổn thương tim và huỷ cơ vân cải thiện, về ngưỡng gần bình thường. Bé bắt đầu được tập thở. Về đánh giá tổn thương thần kinh, phải chờ bé cai máy thở và theo dõi tiếp.

    Bố của bệnh nhi chia sẻ, hai mẹ con bị điện giật là do trụ điện trước nhà bị rò rỉ. Tủ điện này do anh tự lắp đặt, thắp sáng con đường trước nhà. Trong khi bé rơi vào tình trạng nguy kịch thì người mẹ may mắn chỉ bị thương nhẹ.

    Bác sĩ Lộc khuyến cáo, lưu ý khi phát hiện trẻ bị điện giật trước hết cần tìm cách ngắt nguồn điện. Nếu không ngắt được dòng điện phải sử dụng phương tiện cách điện để đưa bệnh nhân ra khỏi hiện trường điện giật và cẩn thận kẻo trở thành nạn nhân thứ hai (cần lưu ý không đến gần trẻ em trong trường hợp điện cao thế hoặc trung thế nếu dòng điện chưa được ngắt).

    Cần ủ ấm, tránh để cho nạn nhân bị lạnh. Việc giữ thân nhiệt cho nạn nhân là rất quan trọng, nhất là với thời tiết lạnh. Bệnh nhân bị điện giật nếu ngưng tim, ngưng thở tại chỗ cần lưu ý hồi sức cấp cứu ban đầu, sơ cứu tại hiện trường nếu có tổn thương do chấn thương, phỏng.

    Cũng theo bác sĩ Lộc, không nên cho trẻ chơi gần trụ điện, tủ điện đề phòng điện rò rỉ không biết trước, đặc biệt vào mùa mưa gió. Tất cả ổ điện nên sử dụng ổ điện có tính năng phòng ngừa giật điện và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện.

    Đồng Trang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-vao-vung-nuoc-bi-ro-dien-be-mot-tuoi-nguy-kich-a233087.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan