+Aa-
    Zalo

    Nga-Trung bắt đầu tập trận “Tương tác hải quân”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đây sẽ là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nga và Trung Quốc khai mạc một cuộc tập trận chung.

    (ĐSPL) - Đây sẽ là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nga và Trung Quốc khai mạc một cuộc tập trận chung.
    Theo đài Tiếng nói nước Nga, cuộc tập trận bắt đầu ở vùng biển phía bắc Biển Hoa Đông vào ngày 20/5, ngày đầu tiên chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    Tin tức cho hay cuộc tập trận "Tương tác hải quân" bắt đầu vào ngày 20/5 này có nhiệm vụ nâng cao mức độ phức tạp của các bài tập chung. Cuộc tập trận thường niên này có sự tham gia của 12 tàu chiến và máy bay quân sự. Đây là lần đầu tiên các thủy thủ của Nga và Trung Quốc sẽ hoạt động trong các nhóm tàu hỗn hợp. Kế hoạch tập trận còn trù tính các đợt bắn tên lửa và pháo vào các mục tiêu trên biển, các chiến dịch chống ngầm và cứu hộ.
    Nga-Trung bắt đầu tập trận “Tương tác biển”

    Theo kế hoạch, tập trận "Tương tác biển" có nhiều đợt bắn tên lửa và pháo vào các mục tiêu trên biển.

    Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ một lần cho các đối tác nước ngoài thấy rằng hai ông giám sát trực tiếp sự tương tác trên biển. Tháng Hai năm nay, thông qua hệ thống truyền hình hội nghị ở Sochi, hai nhà lãnh đạo đã kiểm soát quá trình cuộc tập trận hải quân đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước ở vùng biển Địa Trung Hải. Khi đó, cuộc diễn tập đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình đưa vũ khí hóa học ra khỏi Syria, mà Nga và Trung Quốc đều tham gia.
    Theo ý kiến của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Vladimir Evseev, sự kiện này phản ánh tình hình địa chính trị mới đã hình thành sau cuộc khủng hoảng Ukraina.
    Ông Evseev nói: “Sự kiện này không phải là ngẫu nhiên. Đây là một tín hiệu cho phương Tây, chủ yếu là Mỹ, về xây dựng quan hệ quân sự và chính trị mới. Dấu hiệu này cho thấy Nga và Trung Quốc chủ trương củng cố sự hợp tác trong lĩnh vực này. Việc tổ chức tập trận hải quân cho thấy khả năng đạt được thỏa thuận quân sự và chính trị quan trọng, nếu không phải ngay lập tức thì ít nhất trong tương lai gần. Mỹ sẽ nhận thấy tín hiệu này. Nhưng, họ không còn nguồn lực để đối phó với thực tế rằng, Nga và Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự-chính trị trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong tình hình này, hình ảnh của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng”.
    Phản ứng với lập trường của phương Tây và Mỹ về vấn đề Ukraina, Matxcơva đã tăng cường hợp tác với các nước Châu Á. Xu hướng này đang phát triển. Xác nhận điều này là cuộc tập trận “Tương tác biển” Nga – Trung.
    Chuyên gia quân sự, tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Igor Korotchenko cho biết: “Hiện nay, Nga coi Trung Quốc như một đối tác chiến lược quan trọng nhất. Trước đây, chúng tôi đã xem Mỹ và NATO là các đối tác chiến lược quan trọng nhất. Nhưng, khi các nước này giữ lập trường ‘không hữu nghị’ trong bối cảnh các sự kiện ở Ukraina, Nga đang tích cực hướng tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Và chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Putin sau các sự kiện ở Ukraina là tới Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, Nga cũng sẽ xây dựng quan hệ đặc biệt gần gũi với các trung tâm quyền lực khác ở Châu Á. Vì vậy, có thể nói chắc chắn rằng, tập trận quân sự chung là câu trả lời của Nga và Trung Quốc trước áp lực của Mỹ và phương Tây. Hoạt động này phải được xem xét trong bối cảnh tình hình địa chính trị hiện nay”.
    Cuộc tập trận "Tương tác hải quân" sẽ được tổ chức ở vùng biển phía bắc Biển Hoa Đông. Ở vùng biển này, Mỹ thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung, gây áp lực tâm lý đối với Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.
    Phó Chủ tịch Học Viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sokolov cho rằng bởi vậy, Mátxcơva và Bắc Kinh đã thông qua quyết định tổ chức cuộc diễn tập ở vùng biển này: “Đây là lần thứ 3 Nga và Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận hải quân. Vấn đề là ở chỗ, gần như 2-3 lần trong năm ở vùng biển này tiến hành các cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Vì vậy, cuộc tập trận Nga-Trung là cách phản ứng của Matxcơva và Bắc Kinh trước các bài tập quân sự Mỹ-Hàn tiến hành thường xuyên ở vùng biển đó. Khu vực này là rất nhạy cảm đối với Trung Quốc, quốc gia này có vấn đề lãnh thổ với Nhật Bản. Và Tokyo nhận sự hỗ trợ của Washington, do đó, cuộc tập trận hải quân có thể được coi như sự hỗ trợ của Matxcơva đối với Bắc Kinh”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-trung-bat-dau-tap-tran-tuong-tac-hai-quan-a33567.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan