Theo ý tưởng thiết kế, vũ khí mới sẽ phóng ra nhiều tên lửa không đối không với tầm bắn vài trăm km có khả năng xác định và phá hủy mục tiêu.
Tiêm kích Nga. Ảnh minh họa |
Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 và MiG-41 của Nga sắp được trang bị hệ thống phòng thủ sáng tạo, có khả năng chống lại tên lửa siêu thanh.
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã yêu cầu phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa đa chức năng cho tiêm kích MiG-31 và MiG-41.
Tên lửa đa chức năng (mfrc DP) gần như đã hoàn thiện, đang trong quá trình hoàn thiện các thông số kỹ thuật.
Vũ khí này đạt hiệu quả và độ chính xác cao, có thể bắn trúng đạn siêu âm. Theo các chuyên gia quân sự, hệ thống đánh chặn mới này sẽ là một tổ hợp vũ khí chiến đấu được phóng từ trên không với tốc độ cực lớn.
Sau khi được phóng từ một khoảng cách có thể lên đến vài trăm km, tên lửa đánh chặn sau sẽ tách khỏi vật thể đẩy, không chỉ có khả năng nhận diện mục tiêu từ xa mà còn đánh trúng.
Giới chức Nga kỳ vọng, trong tương lai hệ thống đánh chặn mới này sẽ phối hợp với hệ thống phòng không S-500 tạo thành "bức tường bất khả xâm phạm". Ngay cả những vũ khí siêu thanh tiên tiến mà Mỹ đang nghiên cứu cũng khó lòng vượt qua được bức tường này.
Trước đó, vào tháng 3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin công khai xác nhận việc sở hữu tên lửa bội siêu thanh. Khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Griffin thừa nhận rằng về lĩnh vực này thì Nga và Trung Quốc đã vượt qua Mỹ.
Quân đội Mỹ đã từng nhiều lần cảnh báo Quốc hội về những loại vũ khí siêu thanh được phát triển bởi Nga và Trung Quốc, do những vũ khí này rất khó có thể theo dõi và đánh chặn. Nhiều quan chức Mỹ đã thảo luận về việc lắp đặt các bộ cảm biến trên không gian để có thể phát hiện tên lửa đối phương nhanh hơn.
Tới tháng 1/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thông báo rằng Lầu Năm Góc sẽ tăng đầu tư và thử nghiệm phát triển vũ khí bội siêu thanh sớm hơn kế hoạch nhiều năm.
Mộc Miên (Theo The Times Hub)