+Aa-
    Zalo

    Nga lo ngại về xung đột Trung-Việt ở Biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Matxcơva lo ngại về xung đột ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam - hai đối tác chiến lược chính của Nga ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

    (ĐSPL) - Matxcơva lo ngại về xung đột ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam - hai đối tác chiến lược chính của Nga ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

    Nga “trung lập” trong xung đột Trung-Việt ở Biển Đông

    Tổng thống Nga Vladimir Putin: “Nga và Trung Quốc không làm bạn với nhau để chống lại bất kỳ ai”.

    “Nga và Trung Quốc không làm bạn với nhau để chống lại bất kỳ ai”, đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố như trên tại cuộc gặp với lãnh đạo các hãng thông tin hàng đầu thế giới ở St Petersburg.
    Giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông thuộc Khoa Đông phương học Đại học Quốc gia Saint Pererburg, nhận định rằng những lời nói này của Tổng thống Nga cũng được áp dụng cho các mối quan hệ Nga-Trung Quốc-Việt Nam.
    Theo Giáo sư Kolotov, hợp tác Nga-Trung Quốc “là một trong những nền tảng của việc xây dựng trật tự thế giới an toàn hơn và công bằng hơn”, trong khi với Việt Nam, Nga cũng đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đối với Nga, Việt Nam là cửa ngõ vào Đông Nam Á và  hai nước đang phát triển quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự - kỹ thuật và năng lượng.
    Theo Giáo sư Vladimir Kolotov, Trung Quốc đang tập trung nỗ lực nhằm mở rộng sự hiện diện trong “đường 9 đoạn” (“đường lưỡi bò”) ở Biển Đông. Trong tương lai, hành động này của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Philippines, Malaysia và Brunei. Điều đó cũng sẽ gây ra phản ứng chống Trung Quốc và chắc sẽ không tác động tích cực đến hình ảnh của Trung Quốc và thái độ đối với đường lối chính trị của Bắc Kinh ở các quốc gia láng giềng.
    Các nước Đông Nam Á sẽ không chấp nhận việc Trung Quốc độc quyền khai thác tài nguyên của Biển Đông. Đặc biệt là, những chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý cho việc này rất đáng nghi ngờ. Đến giữa thế kỷ XX, quần đảo Hoàng Sa, mà bây giờ đang ở trung tâm cuộc xung đột, cũng như quần đảo Trường Sa thuộc cho Đông Dương - thuộc địa của Pháp, và trên các bản đồ của Trung Quốc đường biên giới của Trung Quốc đi qua đảo Hải Nam. Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và năm 1974 và một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa - vào năm 1988. Khi đó các sự kiện chính trị quan trọng đang diễn ra ở Việt Nam và Liên Xô đã đánh lạc hướng sự chú ý của các bên hữu quan và các cầu thủ lớn trên thế giới khỏi hành động này của Trung Quốc.
    Các quốc gia vừa và nhỏ trong khu vực khó có thể đối phó với Trung Quốc. Kết quả là sẽ tăng cường liên minh chống Trung Quốc trong ASEAN và liên minh này sẽ tìm kiếm các đối tác trên trường quốc tế. Ở đây trước hết nói đến Mỹ, nước này sẵn sàng hỗ trợ tâm trạng chống Trung Quốc ở các nước vừa và nhỏ trong khu vực. Đến nay, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên lãnh thổ từ Nhật Bản đến Australia. Như mọi người đều hiểu, hệ thống này không nhằm chống lại Triều Tiên như Mỹ tuyên bố mà nhằm chống lại Bắc Kinh. Trong điều kiện hiện nay, sự hiện diện của Mỹ sẽ gia tăng, họ sẽ tăng cường hợp tác quân sự - kỹ thuật với các nước vừa và nhỏ trong khu vực.
    Giáo sư Kolotov cho rằng lối thoát duy nhất ra khỏi cuộc xung đột này là bắt đầu cuộc đàm phán có chú ý đến lợi ích của tất cả các bên. Hai quốc gia chủ quyền - Trung Quốc và Việt Nam - có đủ khả năng giảm nhiệt đối đầu và tìm ra lối thoát. Hai bên cần phải thể hiện ý chí chính trị và nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của tình hình Biển Đông.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-lo-ngai-ve-xung-dot-trung-viet-o-bien-dong-a34630.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan