+Aa-
    Zalo

    "Nautilus" kích động cuộc chạy đua tàu ngầm hạt nhân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngày 21/1/1954, Mỹ đã chế tạo được chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới mang tên "Nautilus” và kích động một cuộc chạy đua tàu ngầm trên thế giới.

    (ĐSPL) - Ngày 21/1/1954, Mỹ đã chế tạo được chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới mang tên "Nautilus” và kích động một cuộc chạy đua tàu ngầm trên thế giới.
    Từ "tàu lặn" biến thành "tàu ngầm"
    Theo đài Tiếng nói nước Nga, xuất hiện trong các hạm đội hải quân lớn của thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và trở thành một lực lượng đáng gờm trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng tàu ngầm khi đó chưa đáp ứng đúng nghĩa đầy đủ của từ này. Tỷ lệ thời gian ở trên mặt nước và dưới nước cho phép gọi chúng là “tàu lặn" thì chính xác hơn. Sự cần thiết phải có không khí cho động cơ diesel đã hạn chế khả năng chiến thuật và hoạt động của tàu ngầm, không cho phép tàu ở dưới nước lâu hơn một vài giờ.
    Giải pháp cho vấn đề này là ống thở - một thiết bị cho phép tàu nằm ở độ sâu kính tiềm vọng mà vẫn có thể lấy không khí cho động cơ diesel. Thiết bị này được biết đến chủ yếu nhờ tên gọi tiếng Đức của nó, nhưng nguyên mẫu đầu tiên xuất hiện ở Nga. Ngay trước chiến tranh thế giới thứ nhất, một thiết bị như vậy được chỉ huy tàu ngầm "Scat" là thuyền trưởng Nicholas Guzim phát minh. Nó đã được thử nghiệm nhưng không phổ biến rộng rãi.
    Sự phát triển lực lượng chống tàu ngầm trong Thế chiến II cho thấy khi nổi trên mặt nước, tàu ngầm gặp nhiều nguy hiểm - radar cho phép phát hiện tàu hầu như bất cứ thời điểm nào trong ngày và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Sự xuất hiện của máy bay tàu chiến săn ngầm tốc độ cao khiến cho tàu ngầm cần một loại động cơ mới.
    "Nautilus" kích động cuộc chạy đua tàu ngầm nguyên tử
    Tin tức báo chí Mỹ cho hay người khởi xướng việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân đầu tiên là một trong những kỹ sư quân sự nổi tiếng nhất của Mỹ,  đô đốc Hyman Rickover. Năm 1949, ông lãnh đạo việc chế tạo động cơ cho "Nautilus" và bản thân chiếc tàu ngầm này. Tàu ngầm thế hệ mới đã bắt đầu được đóng vào mùa hè năm 1952, ngày 21 tháng 1 năm 1954 nó đã được hạ thủy, và vào ngày 30/9/1954 được trang bị cho Hải quân Mỹ. Ngày 17/1/1955, lần đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã lên đường ra biển.

    Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới "Nautilus" có nhược điểm là độ ồn cao - lò phản ứng và tuabin ồn hơn nhiều so với động cơ diesel.

    Nhưng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới có nhược điểm là độ ồn cao - lò phản ứng và tuabin ồn hơn nhiều so với động cơ diesel. Khắc phục thiếu sót này đã được chú ý khi chế tạo các thế hệ tàu ngầm tiếp theo – từ cuối thập niên 50 cho đến ngày nay, cuộc đua giảm tiếng ồn là một yếu tố ưu tiên quan trọng đối với khả năng "tàng hình" của tàu ngầm hiện đại.
    Phản ứng của Liên Xô
    Việc nghiên cứu lý thuyết tàu ngầm hạt nhân ở Liên Xô bắt đầu gần như đồng thời với Mỹ, nhưng nguồn lực hạn chế - về con người và công nghiệp - đã khiến cho sự phát triển thực tế phải bắt đầu muộn hơn. Thiết kế chi tiết tàu ngầm chỉ bắt đầu vào năm 1952 và tàu ngầm đầu tiên năng lượng nguyên tử K-3 của Liên Xô, về sau đó có tên là “Leninsky Komsomol" được bắt đầu đóng  tháng 9 năm 1955. Tàu được hạ thủy ngày 9/10/1957 và ra biển chuyến đầu tiên vào ngày 4/7/1958. Đây là trùng hợp ngẫu nhiên hay một món quà độc đáo cho "kẻ thù tiềm năng" vào ngày Quốc khánh Mỹ - đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn.

    Tàu “Leninsky Komsomol" được hạ thủy ngày 9/10/1957 và ra biển chuyến đầu tiên vào ngày 4/7/1958.

    Liên Xô đuổi kịp Mỹ về số lượng tàu hạt nhân vào đầu những năm 1970. Tại thời điểm này tàu ngầm hạt nhân đã được đóng ở Vương quốc Anh, Pháp, Trung Quốc, nhưng dẫn đầu cuộc đua là Mỹ và Liên Xô. Thua Mỹ về trang thiết bị và độ ồn thấp, tàu của Liên Xô thường có tốc độ lớn hơn, lặn sâu hơn, mạnh hơn và mang nhiều loại vũ khí. Yếu tố cuối cùng phần lớn đã đóng vai trò cân bằng chiến lược lực lượng - trên tàu ngầm Liên Xô có các vũ khí chống máy bay của Hải quân Mỹ. Điều này dẫn đến việc xây dựng nhiều tàu ngầm với tên lửa hành trình, trước hết là tên lửa phóng từ dưới nước. Lực lượng chính là các thiết bị mang tên lửa đạn đạo.
     

    Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới nhất của Liên bang Nga

    Ngày nay, hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Nga vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bộ máy quân sự quốc gia. Đây là một trong những yếu tố chính của răn đe chiến lược. Sự răn đe được thực hiện không chỉ thông qua các máy bay ném bom chiến lược, mà còn sử dụng các tàu ngầm đa năng mang tên lửa hành trình tầm xa. Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc loại này là K -329 "Severodvinsk" – được trang bị cho hạm đội vào cuối năm ngoái. Tàu có 10 ống phóng ngư lôi và 32 tên lửa hành trình với 8 bệ phóng vũ trụ cho phép tiêu diệt cả tàu ngầm và tàu nổi, cũng như để tấn công mục tiêu mặt đất ở khoảng cách lớn từ bờ biển.
    Văn Linh
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nautilus-kich-dong-cuoc-chay-dua-tau-ngam-hat-nhan-a19173.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan